Sự Khác Nhau Giữa Giới Luật và Luật Pháp; Nhân Quả và Nghiệp Báo
Tâm Hạnh
Để trở thành một phật tử, bước đầu, tất cả chúng ta đều phát nguyện thọ trì Ba Quy-y và Năm Giới (Pali:Ratanataya, panca -sila) với một vị tỳ kheo thay mặt Tăng bảo.Tuần tự, người phật tử học tập về Bố thí, trì giới, Nhân Quả, Luân Hồi, Mười Nghiệp đạo, duyên khởi, bốn Thánh Đế, các Ba-la-mật.v.v… để làm nền tảng và hành trang cho sự tu tập. Giữa sự quy y Tam Bảo và sự chấp thuận gia nhập đoàn thể thế tục hay tôn giáo nào đó, giữa giới luật và luật pháp thế gian, giữa năm giới và mười nghiệp đạo, giữa định luật nhân quả và nghiệp báo, khác nhau như thế nào về nội dung, hình thức, sự vi phạm, sám hối, mục đích của nó là những điều mà người phật tử chúng ta cần hiểu rõ. Nếu không hiểu rõ sự khác nhau đó, chúng ta sẽ không thấy được sự khác nhau giữa hạnh phúc tinh thần của người Phật tử và hạnh phúc dung tục của thế tục; nhất là không thấy được mục đích tu học theo Phật giáo.Nếu không hiểu rõ được những giáo pháp căn bản này, tuy rằng chúng ta là những người Phật tử nhưng sẽ dễ dàng tu học lệnh hướng và tất nhiên sẽ đưa đến những kết quả ngoài Phật giáo. Đức Phật dạy: ” Hạt lúa mì được đặt đúng hướng sẽ làm thủng vào ngón tay. Nếu không được đặt đúng hướng, hạt lúa mì sẽ không làm thủng vào ngón tay.” ( kinh Tăng chi_phẩm Định hướng đúng_T.Minh châu)
Có khi, chúng ta đã từng suy nghĩ hay nghe: “Đạo nào cũng tốt, cũng dạy làm lành bỏ dữ”. Nếu chỉ dừng ở chổ làm lành lánh dữ thì chỉ cần luật pháp của quốc gia, chẳng cần sự có mặt của đạo đức tôn giáo. Nếu chỉ cần làm điều thiện để được hưởng khoái lạc ở cõi trời, cõi người thì các tôn giáo khác cũng có, và giáo pháp do Đức Phật chúng ngộ và giảng dạy đã không xuất hiện ở đời. Đây là những điều mà người Phật tử chúng ta cần ghi nhận.
Sống giữa thế giới này, có biết bao hiện tượng tự nhiên mà chúng ta không thể giải đáp; biết bao sự lo sợ, đau khổ từ bản thân, xã hội hay thiên nhiên mà chúng ta không thể vượt qua; biết bao hạnh phúc, bình an mà chúng ta không thể giữ được. Để mưu cầu hạnh phúc bằng cách bảo vệ hay phát triển quyền lợi và địa vị của mình hay do những thế lực khác bắt buộc, chúng ta gia nhập vào những đoàn thể thế tục nào đó.Sự gia nhập những tôn giáo khác, ngoài những lý do phổ thông như trên, còn là từ sự sợ hãi trước thế lực của thiên nhiên, mục đích để cầu mong sự che chở; hay chấp nhận sự phán quyết của các Thần Linh, Thượng Đế theo tôn giáo ấy để an tâm lập mệnh.
Khác hẳn với hai trường hợp trên, người Phật tử bằng sự hiểu biết trí thức, tự nguyện quy-y Tam Bảo với ý nghĩa:
Quy-y Tam bảo: là trở về (gacchati) nương tựa (Saranà) nơi ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. Lấy ba ngôi báu hay ba điều quý báu (Ratanataya) làm tôn chỉ, làm mục đích, làm kim chỉ nam cho nếp sống tinh thần của mình.
Mục đích đời sống của con người là hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không thể có được khi con người làm nô lệ cho vô minh, tà kiến chấp thủ, ái dục. Hạnh phúc không thể có khi con người còn nô lệ cho niềm tin mù quáng. “Tự buộc mình phải tin tưởng và chấp nhận một điều mình không hiểu gì hết, là một thái độ chính trị, không phải thái độ tâm linh hay trí thức.”_Đức Phật dạy những gì_W.R_N.S Trí hải dịch_(To force oneself to believe and to accept a thing without understanding is political, and not spiritual or intellectual._What the Buddha taught_Walpola Rahula)
“Khát ái không chỉ là ham muốn, bị trói buộc vào khoái lạc giác quan, tài sản, quyền lực, mà còn là ham muốn, bị trói buộc vào những tư tưởng, lý tưởng, quan điểm, lý thuyết, khái niệm và niềm tin (dhammatanhà, pháp ái). Theo sự phân tích của Phật, tất cả tranh chấp trên đời, từ gây gỗ trong gia đình cho đến đại chiến giữa các quốc gia, đều có gốc rễ ở khát ái này. Theo quan điểm ấy, mọi vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội đều có cội rễ là lòng tham vị kỷ. Những chính khách muốn dàn xếp những tranh chấp quốc tế mà chỉ bàn chiến tranh và hòa bình trong lãnh vực chính trị, kinh tế là chỉ chạm cái vỏ ngoài, không bao giờ động đến cội gốc đích thực của vấn đề. Như Phật đã dạy tôn giả Ratthapàla: “Thế gian thiếu thốn, khát khao và nô lệ cho dục vọng (tanhàdàso).” (Đức Phật dạy những gì_Walpola Rahula_N.S Trí hải dịch)
Muốn thoát khỏi những trói buộc đó, con người cần phải trở về sống sáng suốt, định tỉnh, trong lành, nghĩa là trở về nương tựa nơi Phật (sáng suốt, tỉnh thức), Pháp (định tỉnh, chân thật), Tăng (trong lành, hòa hợp), vì đó là ba điều kiện quý báu và đầy đủ hơn cả cho hạnh phúc đích thực của con người.
Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú 160: “Ta là nơi nương nhờ của ta, không ai khác là nơi nương nhờ của ta được, khi ta đã thuần tịnh thì đó là nơi nương nhờ hy hữu.” Như vậy, đức Phật đã khẳng định quy-y Tam Bảo chính là tự quy-y vậy.
Quy-y Phật có hai phương diện:
1. Quy y Bậc đã hoàn toàn giác ngộ, nghĩa là nhận Đức Phật là bậc Thầy hướng đạo.
2. Quy y đức tính giác ngộ nơi chính mình, nghĩa là luôn sống sáng suốt, tỉnh thức trong hành động, lời nói và ý nghĩ, không mê muội buông lung theo vô minh, tà kiến chấp thủ, và ái dục.
Quy-y Pháp có hai phương diện:
1. Quy-y giáo pháp đức Phật. Giáo pháp được đức Phật khéo thuyết giảng. Pháp ấy có đặc tính: thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, hãy trở lại mà thấy, hướng thượng, bậc trí tự mình chứng ngộ.( Trung bộ kinh)
2. Quy-y thực tại chân lý ở chính mình.
Quy-y Tăng có hai phương diện:
1. Quy-y chúng tăng là noi theo gương các bậc xuất gia có đời sống theo đoàn thể thanh tịnh và hòa hợp, thể hiện bốn đức tính: thiện hạnh, trực hạnh, ứng lý hạnh, và chánh hạnh đang hành trì theo chánh pháp.
2. Quy-y những đức tính trong lành quý báu nơi chính mình như chúng tăng đã và đang đạt được.
Như vậy, quy-y Tam Bảo không phải là nương nhờ vào sự ban ơn giáng phúc hay cứu rỗi của Phật, Pháp, và Tăng. Quy-y Tam Bảo không phải là quy-y với một vị thầy hay với một ngôi chùa nào cả. Một vị thầy xứng đáng, một ngôi chùa quy củ có thể sách tấn chúng ta luôn tự quy-y Tam Bảo. Một vị thầy có thể sai, một ngôi chùa có thể sụp đổ, còn quy-y Tam Bảo là sự hành trì từng giây từng phút không thể nào thiếu được.Chứng điệp quy-y chỉ có giá trị tượng trưng, không thể thay thế được chính tự quy-y, không thể để thờ hay để đốt theo khi chết hầu Diêm Vương xá tội. Không phải sau khi được làm lễ truyền thọ Tam Quy, Ngũ Giới là đã trở thành người Phật tử. Chỉ khi nào Tam Quy, Ngũ Giới được hành trì nghiêm chỉnh thì mới xứng đáng là người Phật tử. Quy-y xong mà vẫn sống theo mê tín, tin theo tà giáo, sống buông lung, phóng dật, thất niệm, hành động nói năng bất chính thì gọi là mất Tam Quy.
Nếu có chuyên cần thọ trì quy giới, nhưng có khi được, khi mất thì gọi là Tam Quy nhơ đục, phải thường tự ăn năn sám hối, thọ trì quy giới lại. Theo truyền thống Phật giáo, mỗi nữa tháng Phật tử phải đến chùa để sám hối, thọ trì quy giới lại và nghe pháp để tự nhắc mình hành trì quy giới nghiêm túc hơn. Nếu không có chùa thì người phật tử tự sám hối và đọc quy giới trước bàn thờ Phật trong nhà. Người căn cơ cao có thể luôn tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác thì khi thất niệm, chỉ cần tỉnh thức trở lại là đầy đủ Tam Quy.
Tóm lại, Tam Quy là luôn luôn tự mình tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, để giữ than, khẩu, ý của mình sáng suốt (quy-y Phật), định tỉnh (quy-y Pháp), trong lành (quy-y Tăng).
Một người đã vững bước trong sáng suốt, tỉnh giác, định tỉnh, chánh niệm và trong lành tinh tấn, người ấy được gọi là “Tịnh tín bất động nơi Tam Bảo”, đã thấy đó là lẽ sống đích thực của mình, đã nhận ra nguồn chân hạnh phúc, Đức Phật gọi đó là người đã nhập dòng thánh, đã thấy rõ Tam Bảo nơi chính mình. Đó là ý nghĩa đích thực của quy-y.
Luật pháp thế gian được xây dựng theo luân lý, đạo đức, truyền thống, phong tục tập quán và quan điểm chính trị của chính quyền đại diện cho nhân dân ở đất nước đó. Hay nói cách khác, luật pháp nhằm khống chế, quản lý những đối tượng phản động, nguy hiểm, bất chính theo nhận thức, chủ trương, khái niệm của nhân dân và chính quyền ở địa phương đó. Như vậy, luật pháp thường mang tính cách địa phương, đúng hay sai, tốt hay xấu theo quan điểm chính trị, chủ quan, cục bộ, hòan cảnh, chỉ có giá trị ở nước này, nhưng vô giá trị ở nước khác. Có khi, ngay trong một nước, tỉnh này, làng này, luật lệ cũng khác với tỉnh khác, làng khác. Hay nói cách khác, luật pháp được xây dựng trên quyền lợi của số đông, nhất là số đông có quyền lực chính trị chi phối xã hội đó và bị giới hạn bởi không gian, thời gian, đối tượng và trường hợp. Do tiêu chí đó, luật pháp có khi rất công bằng với số người này, nhưng bất công với số người khác theo quan điểm xã hội. Mục đích của Luật pháp là đem lại sự cân bằng ổn định, đồng thời bảo vệ đời sống hạnh phúc của những người theo quan niệm của xã hội đó. Nếu ai làm ngược lại, vi phạm thì có chiếc còng và nhà tù hay cái chết dành cho họ. Trên lý thuyết, luật pháp bình đẳng với tất cả mọi người nhưng trên thực tế mọi người không bao giờ bình đẳng trước pháp luật.
Khác với luật pháp thế gian, Giới luật của Phật giáo, được xây dựng trên từ bi và trí tuệ hiểu biết về nhân quả, nghiệp báo nên không bị giới hạn hạn bởi không gian, thời gian, trường hợp và luôn bình đẳng với mọi đối tượng. Tuy rằng khi chế định giới luật, Đức Phật có dựa trên nền tảng xã hội, văn hóa đương thời nhưng mục đích chú trọng sự giáo dục để phát triển khả năng đạo đức tốt đẹp nhất của con người, đem lại hạnh phúc thật sự cho con người và từng bước đưa họ vào thánh đạo. Do đó, muốn hiểu giới luật của Phật giáo thì phải biết rõ về định luật nhân quả, nghiệp báo.( xin xem Câu xá luận_phẩm Nghiệp)
Nhân quả và nghiệp báo khác nhau. Có khi có nhân quả mà không có nghiệp báo. Định luật nhân quả là tự nhiên, tất yếu, không thể chấm dứt nó được nhưng nghiệp báo thì ta có thể chấm dứt, giải thoát nó được. Muốn hiểu rõ về nhân quả nghiệp báo, chúng ta cần phải biết về những kiến thức giáo pháp cơ bản sau đây:
Những định luật của vũ trụ: có những định luật, những quy luật vận hành vũ trụ, chúng tương quan mật thiết với nhau và chi phối toàn bộ đời sống con người cùng vạn hữu. Những định luật, quy luật này mâu thuẫn nhau, tương tác nhau đã sinh ra vô vàn hiện tượng khác nhau như hữu tình, vô tình, trời đất, vũ trụ v.v…
Những quy luật ấy được Đức Phật giới thiệu phổ quát bằng năm định luật (niyàma):
1.Thế giới vật lý vô cơ (utu-niyàma): quy luật vận hành trong thế giới tự nhiên, tạo ra những hiện tượng nắng mưa, ngày đêm, nóng lạnh, bốn mùa do ảnh hưởng của mặt trời, mặt trăng, tinh tú đến sông biển ao hồ, tác động đến con người, cây cối, vạn vật.
Trong định luật thuộc vật lý vô cơ này cũng xảy ra theo tiến trình nhân quả nhưng không có nghiệp báo. Như do hiện tượng El Nĩno mà bão lụt động đất, hạn hán xảy ra khắp nơi. Nguyên nhân là do nạn phá rừng, khí thải công nghiệp mà nhiệt độ trái đất tăng lên, phá vỡ tầng ozon, môi trường sinh thái bị nhiễm độc… Gần hơn có những nhân quả rất cụ thể như trời nóng thì đổ mồ hôi, lạnh thì rét, mưa nhiều sinh lụt, không khi giãn nở tạo ra gió…
2.Thế giới sinh vật lý hữu cơ (bija-niyàma): quy luật tác động trong thế giới tế bào của những động vật và thực vật, có cả con người. Do những định luật này, những nhà khoa học đã tìm ra giống loại như AND, di truyền, gène… kể cả những công nghệ sinh học. Do quy luật này mà giống nào sinh giống ấy, hạt cam sinh cây cam, hạt lúa có từ cây lúa. Gène di truyền trong việc thụ thai hai trẻ sinh đôi giống nhau nhưng khác tính tình v.v…
Trong thế giới này, tiến trình nhân quả xảy ra rất đa dạng và phức tạp. Nền công nghệ sinh học muôn biến đổi gène động vật, thực vật là dựa vào quy luật này… do sự lai tạo, mướp đắng không đắng nữa mà lớn như quả bầu, các loại lúa chịu hạn, bắp cho nhiều hạt, một loài người thông minh hơn. Cả hai loại đinh luật này tương tác, ảnh hưởng qua lại nhau để xảy ra tiến trình nhân quả khác. Ví dụ: chết vì rét, vì đói, vì bị nhiễm độc, vì bội thực v.v… thế giới vật lý tác động lên thế giới sinh lý (cơ thể) nên xảy ra như vậy.
3.Pháp (Dhamma-niyama): quy luật chi phối vạn pháp như âm dương, ngũ hành, luật hấp dẫn, ly tâm, điện từ, phản ứng sinh lý hoá, luật bảo toàn năng lượng, trường sinh học, kể cả những hiện tượng siêu hình như lúc bồ tát giáng phàm, thành đạo, khi Đức Phật Niết Bàn.
Lãnh vực này rất bao la, khoa học cũng chưa tìm kiếm ra hết, có chăng chỉ mới là những bước khám phá ban đầu. Định luật này xảy ra trong tiến trình nhân quả trong pháp giới. Luật này dễ kiểm chứng như trong phản ứng hoá học. Cho chất này vào thì nước sôi lên, nhưng là chất khác thì nước đổi màu v.v… âm dương hút nhau, dương dương hay âm âm thì đẩy nhau (nam châm hút sắt), ngũ hành tương sinh, tương khắc v.v… đều là nhân quả. Tuy nhiên, trong pháp giới còn có những định luật nhân quả rất huyền nhiệm như khi Bồ tát đản sinh thì địa cầu chuyển động, người bị thôi miên, mộng du di chuyển trong thế giới 4 chiều.
4.Tâm (citta-niyama): định luật về tâm, tâm lý như ý niệm, ý tưởng, tưởng tượng, hồi ức, trí nhớ, tư tưởng, trực giác v.v… Những trạng thái tâm lý, những yếu tố nội tâm diễn tiến theo trình tự nhân quả tương quan đưa đến phán đoán, nhận thức, suy luận, chi phối sinh hoạt hữu thức hay vô thức của con người đều thuộc lĩnh vực của định luật này. Những hiện tượng thần giao cách cảm, biết quá khứ vị lai, thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thông đều từ định luật này.
Nhân quả trong các định luật về nhân quả cũng không phải là nghiệp báo. Khoa tâm lý học phương Tây có cả một môn học chuyên sâu để nghiên cứu, đào xới mảnh đất bí hiểm này. Tất cả những cái gọi là ký ức, phán đoán, tưởng tượng, tình cảm, nhận thức v.v… đều nằm trong quy luật nhân quả. Chính giấc mộng, sinh hoạt vô thức, bệnh tâm thần, stress, họ cũng tìm ra quy luật và giải mã nó để tìm phương pháp chữa trị. Những hiện tượng như thuật thôi miên, thần giao cách cảm, truyền đạt tư tưởng, tìm ra mộ người thân, chữa bệnh bằng tư tưởng v.v… đều là nhân quả của tâm. Điều này, các tôn giáo Đông phương đã thực đi trước bằng các khả năng thiên nhỉ thông, thiên nhãn, tha tâm thông v.v… Có những ví dụ gần gủi và thực tế như:
a. Khi tâm định thì phát sinh hỷ lạc.
b. Khi các tâm sở thiện có mặt thì thân tâm thư thái nhẹ nhàng, an vui v.v…
c. Khi các tâm sở bất thiện có mặt thì thân tâm ta nặng nề, bất an, nóng nảy, trì trệ, bột chột, bất an v.v…
d. Khi thấy người thân qua đời thì buồn chảy nước mắt.
e. Thấy rắn thì sợ.
f. Trúng số thì vui.
g. Bị phỉ báng, nhục mạ thì buồn khổ
h. Nếu thường làm các việc ác thì thường thấy cảnh chiến tranh hay mộng dữ v.v… Tâm và pháp tương tác nhau để sinh ra các tâm lý chủ quan “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
5.Đinh luật về nghiệp (kamma-niyàma): định luật về nghiệp báo, nói đủ là nhân quả nghiệp báo. Khi nói đến nghiệp báo thì phải có tác nhân của nghiệp và kết quả của nghiệp.
Chính ở đây mới nói đến nghiệp báo, sự chi phối của nghiệp báo và thoát khỏi nghiệp báo. Ta có thể dẫn nhiều ví dụ: Ta làm một việc xấu ác bị người khinh ghét và bị tù tội.
Phân tích: làm việc xấu ác là nhân, bị người khinh ghét, bị tội tù là quả. Do biết lẽ nhân quả nên ông A nhẫn chịu sự đau buồn xảy ra mà tâm không hề oán trách, than van sầu muộn hay sinh tâm ác, hay hận thù với ai. Đây là trường hợp có nhân có quả nhưng không có nghiệp báo.
Ông B thì trái lại, cho nên cái quả khinh ghét hoặc tội tù ấy càng gia tăng, có thể dẫn đến những hành động hoặc ý nghĩ sai lầm khác nữa. Ông B bị nghiệp báo chi phối.
Qua ví dụ trên, ta biết rõ, quyết định về nhân hay về quả của nghiệp báo chính là tâm niệm, ý tưởng, ý chí (cetanà_tư tâm sở) là tâm sở chủ động các trạng thái tâm lý.
Trong 5 định luật trên, 4 định luật đầu là định luật tự nhiên, chúng xảy ra theo tiến trình nhân quả nhưng không theo nghiệp báo. Định luật thứ 5 này mới xảy ra theo nhân quả nghiệp báo. Những hành động và phản ứng tâm lý có ý thức, mang tính đạo đức, luân lý (thiện, bất thiện, bất động) mới tạo ra báo ứng của nghiệp. Đây là những quyết định, những chủ đích, những hành động có đầu tư ý chí của mỗi cá nhân. Tuy là nghiệp riêng biệt (biệt nghiệp) của cá nhân, nhưng nó có ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội và nhân loại (cộng nghiệp).
Theo Abhidhamma của Phật giáo, sự hoạt động của tâm tùy thuộc hai điều kiện là giác quan ( căn) và đối tượng của chúng ( trần) mà tạo ra sự nhận thức ( thức). Trong khi đó, sự duy trì, hoạt động, và phát triển sắc thân của chúng ta dựa vào bốn điều kiện là nghiệp, tâm, thời tiết ( môi trường), và thức ăn. Trong đó, nghiệp chỉ là một trong bốn. Chúng ta buồn bực, giận hờn thì thân thể sẽ mệt mỏi, suy nhược. Ra ngoài trời lạnh mà không giữ ấm thì chúng ta sẽ bị bệnh. Chúng ta ăn uống không điều độ, thực phẩm không tốt sẽ bị bệnh.Trong những trường hợp này, không liên quan gì đến nghiệp cả mà chúng chỉ là sự tương quan nhân quả.
Như vậy, chúng ta phải biêt rõ đâu là nhân quả khách quan, đâu là nghiệp báo chủ quan. Cả 4 định luật đầu đều xảy ra theo tiến trình nhân quả. Phạm vi của chúng rất rộng lớn. Nếu chúng ta không thấu triệt đễ sinh ra ngộ nhận, cái gì cũng đổ thừa cho nghiệp thì oan cho ba đời chư Phật.
Dù đức Phật có ra đời hay không thì 4 định luật trên đều chi phối vạn vật. Đức Phật không hề dạy tu tập để chấm dứt các định luật ấy. Giáo pháp và giới luật do Đức Phật dạy để giúp ta không tạo nghiệp ác và giải thoát nghiệp báo ở định luật thứ năm. Nhưng ta cần phải thấu rõ các định luật ấy để không bị đau khổ, sợ hãi vì không hiểu biết chúng.
Nếu là nhân quả tự nhiên thì nó máy móc, khách quan, lạnh lùng theo quy luật của vũ trụ, nhưng nhân quả nghiệp báo thì còn do tâm quyết định. Chính ở nơi tâm mới nói đến tâm nhân và tâm quả. Còn có cả triệu định luật khác không được gọi là nhân mà chỉ là duyên, thuận hay nghịch tác động, ảnh hưởng lên nhân ấy. (Tham khảo chương Nghiệp báo_Đức Phật và Phật Pháp_Narada_Phạm kim khánh dịch)
Nghiệp ( kamma_pali) là gì ? Nghiệp là hành động bằng thân, miệng và ý thông qua sự tác động của ý chí (cetanà). Hành động với sự cố ý như thế là tạo ra nghiệp; khi thành tựu nghiệp đạo tất nhiên sẽ đưa đến quả báo tương xứng. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo! Như Lai nói tư chính là nghiệp” (Cetan ‘aham bhikkhave kammam vadàmi_Anguttara Nìkàya). Tư chỉ cho ý chí của các hành động thiện ác thuộc dục giới và tâm bất động thuộc sắc giới và vô sắc giới.
Khi ý chí đã đạt được mục đích mà nó mong muốn thì nghiệp đạo căn bản được thành tựu. Nghiệp đạo là con đường đưa nghiệp nhân đến nghiệp quả. Quá trình thành tựu nghiệp đạo dù thuộc thân hay ngữ cũng phải đi qua 3 giai đoạn. Một là gia hành của nghiệp đạo là giai đoạn chuẩn bị cho hành động. Hai là căn bản nghiệp đạo lúc hành vi đạt được mục đích mong muốn. Ba là hậu khởi của nghiệp đạo, sự tiếp diễn của hành động sau khi căn bản nghiệp đạo đã thành tựu. (tham khảo Yết ma yếu chỉ _ trích Câu xá_ của HT. Trí Thủ)
Nghiệp đạo có nhiều loại nhưng được biểu hiện bằng ba loại là nghiệp thân, miệng và ý. Về mặt tính chất thì chia làm 3 là thiện nghiệp, ác nghiệp và nghiệp bất động (thiền định). Mười nghiệp thiện đưa đến hạnh phúc ở cõi người, cõi trời thuộc dục giới. Mười nghiệp ác đưa đến đau khổ ở cõi người, trời và tương lai là địa ngục, ngạ quỹ, và súc sinh. Nghiệp bất động đưa đến sắc giới và vô sắc giới.
1.Nghiệp ác (akusala kamma) có mười:
a. Về thân có 3 là sát sinh, trộm cắp, tà dâm.
b. Về miệng có 4 là nói dối, nói chia rẽ, nói thô ác, nói phù phiếm thêm thắt.
c. Về ý có 3 là tham, sân, si.
2.Nghiệp thiện (Kusala kamma) có mười: Ngược lại mười nghiệp ác trên.
3.Nghiệp bất động (ànanja kamma) là các tầng định thuộc sắc và vô sắc giới do Tư tâm sở làm phát sinh các thiền chi.
Như vậy, ở dục giới, hành động thân, miệng và ý của chúng ta thường xuyên tương ứng với mười nghiệp ác do vô minh, tà kiến chấp thủ và ái dục làm nhân duyên. Khi nào chúng ta còn vô minh, tà kiến chấp thủ, ái dục thì vẫn còn hành động theo mười nghiệp ác. Do đó, tuy chúng ta có đặt ra luật pháp, đạo đức, luân lý để ngăn chận các nghiệp ác nhưng chúng vẫn bị hạn chế bởi không gian và thời gian, bởi những tiêu chuẩn thiện ác, đúng sai, tốt xấu dựa trên khái niệm chủ quan mà đặt ra, như đã nêu ở trên.
Khác nhau giữa nghiệp đạo và giới luật: Một người hành động theo mười nghiệp ác, xét ra họ không thể sám hối mà hết. Họ cũng không bị Thượng đế hay thần linh nào trừng phạt cả mà chính luật nhân quả với sự tác động của nghiệp đạo làm cho họ phải nhận lấy kết quả tương xứng. Hay nói cách khác, nghiệp báo không phải là số mệnh hay tiền định hay do Thượng đế hay thần linh nào định đoạt một cách bất khả kháng mà chính hành động thiện hay ác của chúng ta gây phản ứng lành hay dữ đưa đến hạnh phúc hay đau khổ. Tu là chuyển nghiệp, có nghĩa là chúng ta có đủ năng lực chuyển cái nghiệp của chúng ta theo ý muốn nhưng tùy theo khả năng hiểu biết và tu học theo Phật pháp của chính ta. Như vậy, muốn tiêu diệt hay vô hiệu hoá nghiệp đạo đã làm thì phải bằng cách phát tâm rộng lớn, hướng đến giác ngộ ( phát tâm Bồ đề) làm nhiều phước nghiệp khác như giữ giới, bố thí, niệm Phật, hay hành thiền…tu các pháp ba-la-mật để hóa giải. Ví dụ ta nấu một nồi canh lỡ cho muối nhiều, bị mặn, thi phải xử lý bằng cách cho thêm nước, bột nêm, đường vào thì vị mặn bị giảm đi và có thể ăn được. Cho một hạt muối vào một ly nước nhỏ thì không thể uống được vì mặn nhưng cũng lượng muối ấy, nếu cho vào một chậu nước lớn thì nó sẽ bị vô hiệu hóa.
Bước đầu, để ngăn chận các hành vi của thân, miệng, ý không tạo các nghiệp đạo ác, người Phật tử phải thọ giới. Khi đã thọ giới, chúng ta nhờ năng lực hộ trì, ngăn chận của giới làm cho chúng ta không làm các nghiệp ác cũng có nghĩa là làm các nghiệp thiện.
Giới luật là gì? Giới ( Pali_sila: thường,tự nhiên, hộ trì,bảo vệ) luật (Pali_vinaya: điều phục_rèn luyện). Ở đây, giới có nghĩa là giữ cho đời sống theo bình thường tự nhiên như không làm ác; hộ trì, bảo vệ không cho làm ác. Giới gồm có những điều khỏan ( precept) cần phải học (Pali_sikkhà pada: học xứ: điều học) như học xứ không sát sinh, không trộm cắp… bằng tự nguyện. ( chúng ta không nói “ giới không sát sinh” mà nói là “ điều học không sát sinh”. Giới_sila_ trong trường hợp này chỉ cho giới (pháp, thể, hành, tướng) của phật tử tại gia hay của người xuất gia_giới cụ túc_ mà không phải chỉ cho từng điều học.Ví dụ: Patimokkha ( Ba-la-đề-mộc-xoa) được dịch là Bảo giải thóat hay Biệt biệt giải thóat ( pati: chống lại,bảo vệ, hướng về, ) (mokkha m. giải thoát, thả ra, thoát khỏi, được tự do như giải y, giải hạ…). Biệt biệt giải thóat không có nghĩa là giữ từng giới nào như không sát sinh thì giải thóat giới ấy mà có nghĩa là thọ giới ở cấp độ nào thì cởi bỏ, chấm dứt sự trói buộc của phiền não theo cấp độ ấy _Xem Câu xá về thể và tướng của luật nghi_phẩm Nghiệp_.) Giới không hề có ý nghĩa bị bắt buộc phải thọ, phải giữ như luật pháp, nội quy của thế gian hay giáo điều (dogma) như ở các tôn giáo khác. Ngoài ý nghĩa đạo đức xã hội ra, mục đích giới luật của Phật giáo là chú trọng đến mặt giáo dục con người đi vào thánh đạo giác ngộ giải thóat nên còn gọi là luật nghi (Pali_Samvara: bảo vệ phòng hộ).
Khác với luật pháp hay giáo điều bị hạn chế bởi không gian, thời gian, đối tượng, trường hợp, luật nghi bao trùm cả năm chi phần: đối với bất cứ hữu tình (động vật); đối với bất cứ thời gian nào; đối với bất cứ nơi đâu; đối với bất cứ trường hợp nào; đối với bất cứ phương tiện nào để làm ác (xem Câu xá 15_ Đại chính 29, tr78b). Chính luật nghi là cơ sở phòng hộ người có thọ giới được sống an ổn và đi vững vàng trong thánh đạo, nền tảng cho chánh niệm, tỉnh giác để đi vào định và tuệ tiến đến giác ngộ giải thoát. Giới luật còn có chức năng rất quan trọng là bảo trì sự tồn tại của Phật pháp “Giới luật là nền tảng của Phật Pháp” (Pali: Vinayo sàsana mùlam) ( Hán tạng: Tỳ ni giả, Phật pháp chi thọ mạng)
Một vấn đề được đặt ra ở đây là sự khác nhau giữa giới và thiện nghiệp là gì? Ví dụ: so sánh thiện nghiệp không sát sinh và giới không sát sinh, chúng có giá trị khác nhau thế nào?
Theo ba loại nghiệp đã nêu ở trên, thiện nghiệp và ác nghiệp chỉ có trong Dục giới, tạo nên Dục giới (tam giới duy tâm). Như vậy, nếu chúng ta giữ mười thiện nghiệp một cách hòan hảo đi nữa thì kết quả vẫn chỉ là sinh trong cõi trời hay cõi người, không phải là mục đích tối hậu của Phật giáo. Hay nói cách khác là mười thiện nghiệp là nghiệp đạo,vẫn trong vòng luân hồi ba cõi.Một người không phải là Phật tử , họ vẫn có thể sống theo mười thiện nghiệp và được hạnh phúc ở cõi trời hay cõi người.Nhưng nếu họ không thọ ba quy y và năm giới thì họ không thể nào là phật tử để đi vào thánh đạo đưa đến giác ngộ giải thóat khỏi ba cõi.Thập thiện chỉ là thiện nghiệp nhưng năm giới là phước đưa đến giải thóat khỏi ba cõi.( Thí giới tu tam loại, các tùy kỳ sở ưng,thọ phước nghiệp sự danh, sai biệt như nghiệp đạo_xem Câu xá_ phẩm nghiệp). Nhờ năng lực bảo vệ của năm giới mà người Phật tử không tạo mười nghiệp ác, không đi vào địa ngục, ngạ quỹ và súc sinh. Nếu đi vào ba đường ấy thì thật khó có cơ hội gặp, hiểu, hay tu học Phật pháp. Ba quy y là định hướng như có kim chỉ nam, năm giới như chiếc bè đưa qua bể khổ luân hồi. Khi cùng nhau ngồi chung trên một chiếc bè giới, có kim chỉ nam Tam quy định hướng thì mọi người sẽ được qua bờ bên kia.Ba quy y và năm giới chính là chi phần của bậc dự lưu hướng đang đi vào thánh đạo, chuyển hóa nghiệp ba cõi, đưa đến giải thóat. Do đó, mười thiện nghiệp thì không cần người truyền nhưng Tam quy và ngũ giới thì không được tự thọ mà phải có thầy truyền. Mục đích năm giới là bảo vệ thân, miệng chúng ta không tạo mười nghiệp ác trên đạo lộ dự lưu hướng, cho nên mười thiện nghiệp không phải là cấp độ tu tập cao hơn năm giới. Như vậy, nếu sau khi thọ tam quy, ngũ giới rồi lại thọ mười thiện nghiệp thì có khác gì đang đi vào thánh đạo giải thóat nhưng lại bước sang nẻo luân hồi. Trong tất cả thư tịch về luật tạng Phật giáo ( kể cả luật của Đại thừa) không hề có “Giới thập thiện” và cũng không hề có giới đàn hay nghi thức truyền thọ thập thiện giới.Bởi vì mười thiện nghiệp là nghiệp đạo chứ không phải là luật nghi hay thánh đạo.( Trong kinh Thập thiện nghiệp đạo có giới thiệu về mười thiện nghiệp nhưng không hề nói đến thọ giới thập thiện)
Trong quá khứ, vì hòan cảnh nào đó, vì nhu cầu nào đó, chúng ta có thể cho truyền thọ “Thập thiện giới” nhưng chúng ta phải biết đó là phi pháp phi tỳ ny. Đây là điều mà những ai có trách nhiệm với sự tồn vong của Phật pháp, cần phải suy nghĩ.
Có thọ giới, đang còn là phàm nhân, tất nhiên có lúc chúng ta phạm giới. Phạm giới không có nghĩa là gây tội như một số quan niệm của thế gian hay của các tôn giáo khác.Phạm giới có nghĩa là chính ta đã vi phạm vào những điều mà chính ta đối trước Tam bảo, giới sư mà ta xin giới và hứa sẽ giữ giới. Phạm giới hay phá giới còn có nghĩa là chúng ta đã và đang phá vỡ bức thành giới bảo vệ, làm rách chiếc áo giáp giới đang che chở chúng ta. Như vậy, khi phạm giới, người phật tử cần phải sám hối sự sai lầm của mình và xin giới để thanh tịnh trở lại. Sám hối theo quan niệm của Phật giáo không có nghĩa là chịu trừng phạt, chuộc tội, chịu tội, xưng tội như luật pháp thế gian hay ở các tôn giáo khác.Theo Phật giáo, Sám hối có nghĩa là tự nhận lấy trách nhiệm về những lỗi lầm mà mình đã gây ra và xây dựng lại bức thành giới bảo vệ, phục hồi lại chiếc áo giáp giới che chở chúng ta trên con đường tu tập mà chúng ta đã làm cho rạn nứt, hư hỏng.
Một người không phải là Phật tử , không thọ giới, khi họ gây ra nghiệp đạo ác như sát sinh thì họ sẽ chịu quả báo tương xứng nhưng họ không có phạm giới. Một người Phật tử khi sát sinh, vừa tạo một nghiệp đạo ác, vừa phạm giới sát sinh. Nhìn qua, người Phật tử bị thiệt thòi.Như vậy, chúng ta thọ giới để làm gì?
Nhưng như đã nói ở trên, phạm giới thì có thể sám hối được và khi sám hối đúng pháp thì giới sẽ phục hồi. Đồng thời, người Phật tử nhờ năng lực hộ trì của giới nên không hành động các nghiệp ác, dù có muốn làm, đồng thời nhờ sự hộ trì của giới nên dễ dàng thực hành các phước nghiệp (Punna) như bố thí, hành thiền, phục vụ v.v… để hoá giải các nghiệp đạo ác đã có.
Một người không thọ giới, họ chỉ không làm điều ác khi bị luật pháp ngăn cấm trong không gian hay thời gian nào đó. Nhưng họ sẳn sàng làm ác gây đau khổ cho mình và người khác khi có cơ hội thuận tiện.Những hành động ác của họ bị lôi cuốn theo tiếng gọi của vô minh, tà kiến chấp thủ và ái dục vì không có sự bảo vệ của giới. Và như thế, họ sẽ nhận lấy những quả báo của nghiệp ác đã làm, đồng thời tiếp tục tạo thêm các nghiệp đạo ác khác để tiếp tục chìm đắm trong bể khổ.
Luật pháp được xây dựng trên quyền lợi của số đông hay quyền lực của chính quyền nên người ta chỉ tuân thủ do tác động ngăn chận bên ngoài. Giới luật của Phật giáo được xây dựng trên từ bi, luôn đặt mình vào hòan cảnh của người khác để không làm điều ác có hại cho người; bằng trí tuệ là hiểu rõ nhân quả, nghiệp báo nên không làm điều ác chứ không cần đến sự khống chế từ bên ngoài.Mục đích của Giới luật Phật giáo là giáo dục con người tự mình trở thành hoàn thiện trong ý nghĩa nhân bản của nó.
Là Phật tử, chúng ta phải hiểu biết đúng về tam quy, giới luật, nhân quả, nghiệp, nghiệp đạo, quả báo của nghiệp, để nhận định sự khác nhau giữa vị trí và giá trị, mục đích của pháp và luật do đức Phật dạy và những quy định về luật pháp của xã hội hay những giáo điều của các tôn giáo khác. Khi đã hiểu đúng giáo pháp bằng trí tuệ, có chánh kiến, người phật tử chúng ta mới có thể đi đúng trên chánh đạo với đời sống tự tại, an lạc trong hiện tại và tương lai mà không bị lệ thuộc hay mâu thuẫn với những sinh hoạt giữa chúng ta và xã hội .
Tâm hạnh
Tài liệu tham khảo:
_ _The Buddha and his teaching_Narada_
_ Đức Phật và Phật pháp_Narada_ Phạm kim khánh dịch
_Đức Phật dạy những gì Walpola rahula_Ns.Trí hải dịch
_What the Buđha taught_Walpola rahula
_Câu xá luận_ Đại chính 29.N.1559
_Trung bộ kinh_HT Minh Châu dịch
_Tăng chi bộ _ Ht Minh Châu dịch
_Yết ma yết chỉ_HT Trí Thủ
_ Tam quy ngũ giới_ HT Viên Minh
_Sơ thảo Giáo án phật học_ chùa Huyền không
_ Thập thiện nghiệp đạo kinh_ Đại chính_kinh tập bộ.N.600
_Thắng pháp tập yếu luận_ HT Minh Châu dịch
Có khi, chúng ta đã từng suy nghĩ hay nghe: “Đạo nào cũng tốt, cũng dạy làm lành bỏ dữ”. Nếu chỉ dừng ở chổ làm lành lánh dữ thì chỉ cần luật pháp của quốc gia, chẳng cần sự có mặt của đạo đức tôn giáo. Nếu chỉ cần làm điều thiện để được hưởng khoái lạc ở cõi trời, cõi người thì các tôn giáo khác cũng có, và giáo pháp do Đức Phật chúng ngộ và giảng dạy đã không xuất hiện ở đời. Đây là những điều mà người Phật tử chúng ta cần ghi nhận.
Sống giữa thế giới này, có biết bao hiện tượng tự nhiên mà chúng ta không thể giải đáp; biết bao sự lo sợ, đau khổ từ bản thân, xã hội hay thiên nhiên mà chúng ta không thể vượt qua; biết bao hạnh phúc, bình an mà chúng ta không thể giữ được. Để mưu cầu hạnh phúc bằng cách bảo vệ hay phát triển quyền lợi và địa vị của mình hay do những thế lực khác bắt buộc, chúng ta gia nhập vào những đoàn thể thế tục nào đó.Sự gia nhập những tôn giáo khác, ngoài những lý do phổ thông như trên, còn là từ sự sợ hãi trước thế lực của thiên nhiên, mục đích để cầu mong sự che chở; hay chấp nhận sự phán quyết của các Thần Linh, Thượng Đế theo tôn giáo ấy để an tâm lập mệnh.
Khác hẳn với hai trường hợp trên, người Phật tử bằng sự hiểu biết trí thức, tự nguyện quy-y Tam Bảo với ý nghĩa:
Quy-y Tam bảo: là trở về (gacchati) nương tựa (Saranà) nơi ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. Lấy ba ngôi báu hay ba điều quý báu (Ratanataya) làm tôn chỉ, làm mục đích, làm kim chỉ nam cho nếp sống tinh thần của mình.
Mục đích đời sống của con người là hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không thể có được khi con người làm nô lệ cho vô minh, tà kiến chấp thủ, ái dục. Hạnh phúc không thể có khi con người còn nô lệ cho niềm tin mù quáng. “Tự buộc mình phải tin tưởng và chấp nhận một điều mình không hiểu gì hết, là một thái độ chính trị, không phải thái độ tâm linh hay trí thức.”_Đức Phật dạy những gì_W.R_N.S Trí hải dịch_(To force oneself to believe and to accept a thing without understanding is political, and not spiritual or intellectual._What the Buddha taught_Walpola Rahula)
“Khát ái không chỉ là ham muốn, bị trói buộc vào khoái lạc giác quan, tài sản, quyền lực, mà còn là ham muốn, bị trói buộc vào những tư tưởng, lý tưởng, quan điểm, lý thuyết, khái niệm và niềm tin (dhammatanhà, pháp ái). Theo sự phân tích của Phật, tất cả tranh chấp trên đời, từ gây gỗ trong gia đình cho đến đại chiến giữa các quốc gia, đều có gốc rễ ở khát ái này. Theo quan điểm ấy, mọi vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội đều có cội rễ là lòng tham vị kỷ. Những chính khách muốn dàn xếp những tranh chấp quốc tế mà chỉ bàn chiến tranh và hòa bình trong lãnh vực chính trị, kinh tế là chỉ chạm cái vỏ ngoài, không bao giờ động đến cội gốc đích thực của vấn đề. Như Phật đã dạy tôn giả Ratthapàla: “Thế gian thiếu thốn, khát khao và nô lệ cho dục vọng (tanhàdàso).” (Đức Phật dạy những gì_Walpola Rahula_N.S Trí hải dịch)
Muốn thoát khỏi những trói buộc đó, con người cần phải trở về sống sáng suốt, định tỉnh, trong lành, nghĩa là trở về nương tựa nơi Phật (sáng suốt, tỉnh thức), Pháp (định tỉnh, chân thật), Tăng (trong lành, hòa hợp), vì đó là ba điều kiện quý báu và đầy đủ hơn cả cho hạnh phúc đích thực của con người.
Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú 160: “Ta là nơi nương nhờ của ta, không ai khác là nơi nương nhờ của ta được, khi ta đã thuần tịnh thì đó là nơi nương nhờ hy hữu.” Như vậy, đức Phật đã khẳng định quy-y Tam Bảo chính là tự quy-y vậy.
Quy-y Phật có hai phương diện:
1. Quy y Bậc đã hoàn toàn giác ngộ, nghĩa là nhận Đức Phật là bậc Thầy hướng đạo.
2. Quy y đức tính giác ngộ nơi chính mình, nghĩa là luôn sống sáng suốt, tỉnh thức trong hành động, lời nói và ý nghĩ, không mê muội buông lung theo vô minh, tà kiến chấp thủ, và ái dục.
Quy-y Pháp có hai phương diện:
1. Quy-y giáo pháp đức Phật. Giáo pháp được đức Phật khéo thuyết giảng. Pháp ấy có đặc tính: thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, hãy trở lại mà thấy, hướng thượng, bậc trí tự mình chứng ngộ.( Trung bộ kinh)
2. Quy-y thực tại chân lý ở chính mình.
Quy-y Tăng có hai phương diện:
1. Quy-y chúng tăng là noi theo gương các bậc xuất gia có đời sống theo đoàn thể thanh tịnh và hòa hợp, thể hiện bốn đức tính: thiện hạnh, trực hạnh, ứng lý hạnh, và chánh hạnh đang hành trì theo chánh pháp.
2. Quy-y những đức tính trong lành quý báu nơi chính mình như chúng tăng đã và đang đạt được.
Như vậy, quy-y Tam Bảo không phải là nương nhờ vào sự ban ơn giáng phúc hay cứu rỗi của Phật, Pháp, và Tăng. Quy-y Tam Bảo không phải là quy-y với một vị thầy hay với một ngôi chùa nào cả. Một vị thầy xứng đáng, một ngôi chùa quy củ có thể sách tấn chúng ta luôn tự quy-y Tam Bảo. Một vị thầy có thể sai, một ngôi chùa có thể sụp đổ, còn quy-y Tam Bảo là sự hành trì từng giây từng phút không thể nào thiếu được.Chứng điệp quy-y chỉ có giá trị tượng trưng, không thể thay thế được chính tự quy-y, không thể để thờ hay để đốt theo khi chết hầu Diêm Vương xá tội. Không phải sau khi được làm lễ truyền thọ Tam Quy, Ngũ Giới là đã trở thành người Phật tử. Chỉ khi nào Tam Quy, Ngũ Giới được hành trì nghiêm chỉnh thì mới xứng đáng là người Phật tử. Quy-y xong mà vẫn sống theo mê tín, tin theo tà giáo, sống buông lung, phóng dật, thất niệm, hành động nói năng bất chính thì gọi là mất Tam Quy.
Nếu có chuyên cần thọ trì quy giới, nhưng có khi được, khi mất thì gọi là Tam Quy nhơ đục, phải thường tự ăn năn sám hối, thọ trì quy giới lại. Theo truyền thống Phật giáo, mỗi nữa tháng Phật tử phải đến chùa để sám hối, thọ trì quy giới lại và nghe pháp để tự nhắc mình hành trì quy giới nghiêm túc hơn. Nếu không có chùa thì người phật tử tự sám hối và đọc quy giới trước bàn thờ Phật trong nhà. Người căn cơ cao có thể luôn tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác thì khi thất niệm, chỉ cần tỉnh thức trở lại là đầy đủ Tam Quy.
Tóm lại, Tam Quy là luôn luôn tự mình tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, để giữ than, khẩu, ý của mình sáng suốt (quy-y Phật), định tỉnh (quy-y Pháp), trong lành (quy-y Tăng).
Một người đã vững bước trong sáng suốt, tỉnh giác, định tỉnh, chánh niệm và trong lành tinh tấn, người ấy được gọi là “Tịnh tín bất động nơi Tam Bảo”, đã thấy đó là lẽ sống đích thực của mình, đã nhận ra nguồn chân hạnh phúc, Đức Phật gọi đó là người đã nhập dòng thánh, đã thấy rõ Tam Bảo nơi chính mình. Đó là ý nghĩa đích thực của quy-y.
Luật pháp thế gian được xây dựng theo luân lý, đạo đức, truyền thống, phong tục tập quán và quan điểm chính trị của chính quyền đại diện cho nhân dân ở đất nước đó. Hay nói cách khác, luật pháp nhằm khống chế, quản lý những đối tượng phản động, nguy hiểm, bất chính theo nhận thức, chủ trương, khái niệm của nhân dân và chính quyền ở địa phương đó. Như vậy, luật pháp thường mang tính cách địa phương, đúng hay sai, tốt hay xấu theo quan điểm chính trị, chủ quan, cục bộ, hòan cảnh, chỉ có giá trị ở nước này, nhưng vô giá trị ở nước khác. Có khi, ngay trong một nước, tỉnh này, làng này, luật lệ cũng khác với tỉnh khác, làng khác. Hay nói cách khác, luật pháp được xây dựng trên quyền lợi của số đông, nhất là số đông có quyền lực chính trị chi phối xã hội đó và bị giới hạn bởi không gian, thời gian, đối tượng và trường hợp. Do tiêu chí đó, luật pháp có khi rất công bằng với số người này, nhưng bất công với số người khác theo quan điểm xã hội. Mục đích của Luật pháp là đem lại sự cân bằng ổn định, đồng thời bảo vệ đời sống hạnh phúc của những người theo quan niệm của xã hội đó. Nếu ai làm ngược lại, vi phạm thì có chiếc còng và nhà tù hay cái chết dành cho họ. Trên lý thuyết, luật pháp bình đẳng với tất cả mọi người nhưng trên thực tế mọi người không bao giờ bình đẳng trước pháp luật.
Khác với luật pháp thế gian, Giới luật của Phật giáo, được xây dựng trên từ bi và trí tuệ hiểu biết về nhân quả, nghiệp báo nên không bị giới hạn hạn bởi không gian, thời gian, trường hợp và luôn bình đẳng với mọi đối tượng. Tuy rằng khi chế định giới luật, Đức Phật có dựa trên nền tảng xã hội, văn hóa đương thời nhưng mục đích chú trọng sự giáo dục để phát triển khả năng đạo đức tốt đẹp nhất của con người, đem lại hạnh phúc thật sự cho con người và từng bước đưa họ vào thánh đạo. Do đó, muốn hiểu giới luật của Phật giáo thì phải biết rõ về định luật nhân quả, nghiệp báo.( xin xem Câu xá luận_phẩm Nghiệp)
Nhân quả và nghiệp báo khác nhau. Có khi có nhân quả mà không có nghiệp báo. Định luật nhân quả là tự nhiên, tất yếu, không thể chấm dứt nó được nhưng nghiệp báo thì ta có thể chấm dứt, giải thoát nó được. Muốn hiểu rõ về nhân quả nghiệp báo, chúng ta cần phải biết về những kiến thức giáo pháp cơ bản sau đây:
Những định luật của vũ trụ: có những định luật, những quy luật vận hành vũ trụ, chúng tương quan mật thiết với nhau và chi phối toàn bộ đời sống con người cùng vạn hữu. Những định luật, quy luật này mâu thuẫn nhau, tương tác nhau đã sinh ra vô vàn hiện tượng khác nhau như hữu tình, vô tình, trời đất, vũ trụ v.v…
Những quy luật ấy được Đức Phật giới thiệu phổ quát bằng năm định luật (niyàma):
1.Thế giới vật lý vô cơ (utu-niyàma): quy luật vận hành trong thế giới tự nhiên, tạo ra những hiện tượng nắng mưa, ngày đêm, nóng lạnh, bốn mùa do ảnh hưởng của mặt trời, mặt trăng, tinh tú đến sông biển ao hồ, tác động đến con người, cây cối, vạn vật.
Trong định luật thuộc vật lý vô cơ này cũng xảy ra theo tiến trình nhân quả nhưng không có nghiệp báo. Như do hiện tượng El Nĩno mà bão lụt động đất, hạn hán xảy ra khắp nơi. Nguyên nhân là do nạn phá rừng, khí thải công nghiệp mà nhiệt độ trái đất tăng lên, phá vỡ tầng ozon, môi trường sinh thái bị nhiễm độc… Gần hơn có những nhân quả rất cụ thể như trời nóng thì đổ mồ hôi, lạnh thì rét, mưa nhiều sinh lụt, không khi giãn nở tạo ra gió…
2.Thế giới sinh vật lý hữu cơ (bija-niyàma): quy luật tác động trong thế giới tế bào của những động vật và thực vật, có cả con người. Do những định luật này, những nhà khoa học đã tìm ra giống loại như AND, di truyền, gène… kể cả những công nghệ sinh học. Do quy luật này mà giống nào sinh giống ấy, hạt cam sinh cây cam, hạt lúa có từ cây lúa. Gène di truyền trong việc thụ thai hai trẻ sinh đôi giống nhau nhưng khác tính tình v.v…
Trong thế giới này, tiến trình nhân quả xảy ra rất đa dạng và phức tạp. Nền công nghệ sinh học muôn biến đổi gène động vật, thực vật là dựa vào quy luật này… do sự lai tạo, mướp đắng không đắng nữa mà lớn như quả bầu, các loại lúa chịu hạn, bắp cho nhiều hạt, một loài người thông minh hơn. Cả hai loại đinh luật này tương tác, ảnh hưởng qua lại nhau để xảy ra tiến trình nhân quả khác. Ví dụ: chết vì rét, vì đói, vì bị nhiễm độc, vì bội thực v.v… thế giới vật lý tác động lên thế giới sinh lý (cơ thể) nên xảy ra như vậy.
3.Pháp (Dhamma-niyama): quy luật chi phối vạn pháp như âm dương, ngũ hành, luật hấp dẫn, ly tâm, điện từ, phản ứng sinh lý hoá, luật bảo toàn năng lượng, trường sinh học, kể cả những hiện tượng siêu hình như lúc bồ tát giáng phàm, thành đạo, khi Đức Phật Niết Bàn.
Lãnh vực này rất bao la, khoa học cũng chưa tìm kiếm ra hết, có chăng chỉ mới là những bước khám phá ban đầu. Định luật này xảy ra trong tiến trình nhân quả trong pháp giới. Luật này dễ kiểm chứng như trong phản ứng hoá học. Cho chất này vào thì nước sôi lên, nhưng là chất khác thì nước đổi màu v.v… âm dương hút nhau, dương dương hay âm âm thì đẩy nhau (nam châm hút sắt), ngũ hành tương sinh, tương khắc v.v… đều là nhân quả. Tuy nhiên, trong pháp giới còn có những định luật nhân quả rất huyền nhiệm như khi Bồ tát đản sinh thì địa cầu chuyển động, người bị thôi miên, mộng du di chuyển trong thế giới 4 chiều.
4.Tâm (citta-niyama): định luật về tâm, tâm lý như ý niệm, ý tưởng, tưởng tượng, hồi ức, trí nhớ, tư tưởng, trực giác v.v… Những trạng thái tâm lý, những yếu tố nội tâm diễn tiến theo trình tự nhân quả tương quan đưa đến phán đoán, nhận thức, suy luận, chi phối sinh hoạt hữu thức hay vô thức của con người đều thuộc lĩnh vực của định luật này. Những hiện tượng thần giao cách cảm, biết quá khứ vị lai, thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thông đều từ định luật này.
Nhân quả trong các định luật về nhân quả cũng không phải là nghiệp báo. Khoa tâm lý học phương Tây có cả một môn học chuyên sâu để nghiên cứu, đào xới mảnh đất bí hiểm này. Tất cả những cái gọi là ký ức, phán đoán, tưởng tượng, tình cảm, nhận thức v.v… đều nằm trong quy luật nhân quả. Chính giấc mộng, sinh hoạt vô thức, bệnh tâm thần, stress, họ cũng tìm ra quy luật và giải mã nó để tìm phương pháp chữa trị. Những hiện tượng như thuật thôi miên, thần giao cách cảm, truyền đạt tư tưởng, tìm ra mộ người thân, chữa bệnh bằng tư tưởng v.v… đều là nhân quả của tâm. Điều này, các tôn giáo Đông phương đã thực đi trước bằng các khả năng thiên nhỉ thông, thiên nhãn, tha tâm thông v.v… Có những ví dụ gần gủi và thực tế như:
a. Khi tâm định thì phát sinh hỷ lạc.
b. Khi các tâm sở thiện có mặt thì thân tâm thư thái nhẹ nhàng, an vui v.v…
c. Khi các tâm sở bất thiện có mặt thì thân tâm ta nặng nề, bất an, nóng nảy, trì trệ, bột chột, bất an v.v…
d. Khi thấy người thân qua đời thì buồn chảy nước mắt.
e. Thấy rắn thì sợ.
f. Trúng số thì vui.
g. Bị phỉ báng, nhục mạ thì buồn khổ
h. Nếu thường làm các việc ác thì thường thấy cảnh chiến tranh hay mộng dữ v.v… Tâm và pháp tương tác nhau để sinh ra các tâm lý chủ quan “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
5.Đinh luật về nghiệp (kamma-niyàma): định luật về nghiệp báo, nói đủ là nhân quả nghiệp báo. Khi nói đến nghiệp báo thì phải có tác nhân của nghiệp và kết quả của nghiệp.
Chính ở đây mới nói đến nghiệp báo, sự chi phối của nghiệp báo và thoát khỏi nghiệp báo. Ta có thể dẫn nhiều ví dụ: Ta làm một việc xấu ác bị người khinh ghét và bị tù tội.
Phân tích: làm việc xấu ác là nhân, bị người khinh ghét, bị tội tù là quả. Do biết lẽ nhân quả nên ông A nhẫn chịu sự đau buồn xảy ra mà tâm không hề oán trách, than van sầu muộn hay sinh tâm ác, hay hận thù với ai. Đây là trường hợp có nhân có quả nhưng không có nghiệp báo.
Ông B thì trái lại, cho nên cái quả khinh ghét hoặc tội tù ấy càng gia tăng, có thể dẫn đến những hành động hoặc ý nghĩ sai lầm khác nữa. Ông B bị nghiệp báo chi phối.
Qua ví dụ trên, ta biết rõ, quyết định về nhân hay về quả của nghiệp báo chính là tâm niệm, ý tưởng, ý chí (cetanà_tư tâm sở) là tâm sở chủ động các trạng thái tâm lý.
Trong 5 định luật trên, 4 định luật đầu là định luật tự nhiên, chúng xảy ra theo tiến trình nhân quả nhưng không theo nghiệp báo. Định luật thứ 5 này mới xảy ra theo nhân quả nghiệp báo. Những hành động và phản ứng tâm lý có ý thức, mang tính đạo đức, luân lý (thiện, bất thiện, bất động) mới tạo ra báo ứng của nghiệp. Đây là những quyết định, những chủ đích, những hành động có đầu tư ý chí của mỗi cá nhân. Tuy là nghiệp riêng biệt (biệt nghiệp) của cá nhân, nhưng nó có ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội và nhân loại (cộng nghiệp).
Theo Abhidhamma của Phật giáo, sự hoạt động của tâm tùy thuộc hai điều kiện là giác quan ( căn) và đối tượng của chúng ( trần) mà tạo ra sự nhận thức ( thức). Trong khi đó, sự duy trì, hoạt động, và phát triển sắc thân của chúng ta dựa vào bốn điều kiện là nghiệp, tâm, thời tiết ( môi trường), và thức ăn. Trong đó, nghiệp chỉ là một trong bốn. Chúng ta buồn bực, giận hờn thì thân thể sẽ mệt mỏi, suy nhược. Ra ngoài trời lạnh mà không giữ ấm thì chúng ta sẽ bị bệnh. Chúng ta ăn uống không điều độ, thực phẩm không tốt sẽ bị bệnh.Trong những trường hợp này, không liên quan gì đến nghiệp cả mà chúng chỉ là sự tương quan nhân quả.
Như vậy, chúng ta phải biêt rõ đâu là nhân quả khách quan, đâu là nghiệp báo chủ quan. Cả 4 định luật đầu đều xảy ra theo tiến trình nhân quả. Phạm vi của chúng rất rộng lớn. Nếu chúng ta không thấu triệt đễ sinh ra ngộ nhận, cái gì cũng đổ thừa cho nghiệp thì oan cho ba đời chư Phật.
Dù đức Phật có ra đời hay không thì 4 định luật trên đều chi phối vạn vật. Đức Phật không hề dạy tu tập để chấm dứt các định luật ấy. Giáo pháp và giới luật do Đức Phật dạy để giúp ta không tạo nghiệp ác và giải thoát nghiệp báo ở định luật thứ năm. Nhưng ta cần phải thấu rõ các định luật ấy để không bị đau khổ, sợ hãi vì không hiểu biết chúng.
Nếu là nhân quả tự nhiên thì nó máy móc, khách quan, lạnh lùng theo quy luật của vũ trụ, nhưng nhân quả nghiệp báo thì còn do tâm quyết định. Chính ở nơi tâm mới nói đến tâm nhân và tâm quả. Còn có cả triệu định luật khác không được gọi là nhân mà chỉ là duyên, thuận hay nghịch tác động, ảnh hưởng lên nhân ấy. (Tham khảo chương Nghiệp báo_Đức Phật và Phật Pháp_Narada_Phạm kim khánh dịch)
Nghiệp ( kamma_pali) là gì ? Nghiệp là hành động bằng thân, miệng và ý thông qua sự tác động của ý chí (cetanà). Hành động với sự cố ý như thế là tạo ra nghiệp; khi thành tựu nghiệp đạo tất nhiên sẽ đưa đến quả báo tương xứng. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo! Như Lai nói tư chính là nghiệp” (Cetan ‘aham bhikkhave kammam vadàmi_Anguttara Nìkàya). Tư chỉ cho ý chí của các hành động thiện ác thuộc dục giới và tâm bất động thuộc sắc giới và vô sắc giới.
Khi ý chí đã đạt được mục đích mà nó mong muốn thì nghiệp đạo căn bản được thành tựu. Nghiệp đạo là con đường đưa nghiệp nhân đến nghiệp quả. Quá trình thành tựu nghiệp đạo dù thuộc thân hay ngữ cũng phải đi qua 3 giai đoạn. Một là gia hành của nghiệp đạo là giai đoạn chuẩn bị cho hành động. Hai là căn bản nghiệp đạo lúc hành vi đạt được mục đích mong muốn. Ba là hậu khởi của nghiệp đạo, sự tiếp diễn của hành động sau khi căn bản nghiệp đạo đã thành tựu. (tham khảo Yết ma yếu chỉ _ trích Câu xá_ của HT. Trí Thủ)
Nghiệp đạo có nhiều loại nhưng được biểu hiện bằng ba loại là nghiệp thân, miệng và ý. Về mặt tính chất thì chia làm 3 là thiện nghiệp, ác nghiệp và nghiệp bất động (thiền định). Mười nghiệp thiện đưa đến hạnh phúc ở cõi người, cõi trời thuộc dục giới. Mười nghiệp ác đưa đến đau khổ ở cõi người, trời và tương lai là địa ngục, ngạ quỹ, và súc sinh. Nghiệp bất động đưa đến sắc giới và vô sắc giới.
1.Nghiệp ác (akusala kamma) có mười:
a. Về thân có 3 là sát sinh, trộm cắp, tà dâm.
b. Về miệng có 4 là nói dối, nói chia rẽ, nói thô ác, nói phù phiếm thêm thắt.
c. Về ý có 3 là tham, sân, si.
2.Nghiệp thiện (Kusala kamma) có mười: Ngược lại mười nghiệp ác trên.
3.Nghiệp bất động (ànanja kamma) là các tầng định thuộc sắc và vô sắc giới do Tư tâm sở làm phát sinh các thiền chi.
Như vậy, ở dục giới, hành động thân, miệng và ý của chúng ta thường xuyên tương ứng với mười nghiệp ác do vô minh, tà kiến chấp thủ và ái dục làm nhân duyên. Khi nào chúng ta còn vô minh, tà kiến chấp thủ, ái dục thì vẫn còn hành động theo mười nghiệp ác. Do đó, tuy chúng ta có đặt ra luật pháp, đạo đức, luân lý để ngăn chận các nghiệp ác nhưng chúng vẫn bị hạn chế bởi không gian và thời gian, bởi những tiêu chuẩn thiện ác, đúng sai, tốt xấu dựa trên khái niệm chủ quan mà đặt ra, như đã nêu ở trên.
Khác nhau giữa nghiệp đạo và giới luật: Một người hành động theo mười nghiệp ác, xét ra họ không thể sám hối mà hết. Họ cũng không bị Thượng đế hay thần linh nào trừng phạt cả mà chính luật nhân quả với sự tác động của nghiệp đạo làm cho họ phải nhận lấy kết quả tương xứng. Hay nói cách khác, nghiệp báo không phải là số mệnh hay tiền định hay do Thượng đế hay thần linh nào định đoạt một cách bất khả kháng mà chính hành động thiện hay ác của chúng ta gây phản ứng lành hay dữ đưa đến hạnh phúc hay đau khổ. Tu là chuyển nghiệp, có nghĩa là chúng ta có đủ năng lực chuyển cái nghiệp của chúng ta theo ý muốn nhưng tùy theo khả năng hiểu biết và tu học theo Phật pháp của chính ta. Như vậy, muốn tiêu diệt hay vô hiệu hoá nghiệp đạo đã làm thì phải bằng cách phát tâm rộng lớn, hướng đến giác ngộ ( phát tâm Bồ đề) làm nhiều phước nghiệp khác như giữ giới, bố thí, niệm Phật, hay hành thiền…tu các pháp ba-la-mật để hóa giải. Ví dụ ta nấu một nồi canh lỡ cho muối nhiều, bị mặn, thi phải xử lý bằng cách cho thêm nước, bột nêm, đường vào thì vị mặn bị giảm đi và có thể ăn được. Cho một hạt muối vào một ly nước nhỏ thì không thể uống được vì mặn nhưng cũng lượng muối ấy, nếu cho vào một chậu nước lớn thì nó sẽ bị vô hiệu hóa.
Bước đầu, để ngăn chận các hành vi của thân, miệng, ý không tạo các nghiệp đạo ác, người Phật tử phải thọ giới. Khi đã thọ giới, chúng ta nhờ năng lực hộ trì, ngăn chận của giới làm cho chúng ta không làm các nghiệp ác cũng có nghĩa là làm các nghiệp thiện.
Giới luật là gì? Giới ( Pali_sila: thường,tự nhiên, hộ trì,bảo vệ) luật (Pali_vinaya: điều phục_rèn luyện). Ở đây, giới có nghĩa là giữ cho đời sống theo bình thường tự nhiên như không làm ác; hộ trì, bảo vệ không cho làm ác. Giới gồm có những điều khỏan ( precept) cần phải học (Pali_sikkhà pada: học xứ: điều học) như học xứ không sát sinh, không trộm cắp… bằng tự nguyện. ( chúng ta không nói “ giới không sát sinh” mà nói là “ điều học không sát sinh”. Giới_sila_ trong trường hợp này chỉ cho giới (pháp, thể, hành, tướng) của phật tử tại gia hay của người xuất gia_giới cụ túc_ mà không phải chỉ cho từng điều học.Ví dụ: Patimokkha ( Ba-la-đề-mộc-xoa) được dịch là Bảo giải thóat hay Biệt biệt giải thóat ( pati: chống lại,bảo vệ, hướng về, ) (mokkha m. giải thoát, thả ra, thoát khỏi, được tự do như giải y, giải hạ…). Biệt biệt giải thóat không có nghĩa là giữ từng giới nào như không sát sinh thì giải thóat giới ấy mà có nghĩa là thọ giới ở cấp độ nào thì cởi bỏ, chấm dứt sự trói buộc của phiền não theo cấp độ ấy _Xem Câu xá về thể và tướng của luật nghi_phẩm Nghiệp_.) Giới không hề có ý nghĩa bị bắt buộc phải thọ, phải giữ như luật pháp, nội quy của thế gian hay giáo điều (dogma) như ở các tôn giáo khác. Ngoài ý nghĩa đạo đức xã hội ra, mục đích giới luật của Phật giáo là chú trọng đến mặt giáo dục con người đi vào thánh đạo giác ngộ giải thóat nên còn gọi là luật nghi (Pali_Samvara: bảo vệ phòng hộ).
Khác với luật pháp hay giáo điều bị hạn chế bởi không gian, thời gian, đối tượng, trường hợp, luật nghi bao trùm cả năm chi phần: đối với bất cứ hữu tình (động vật); đối với bất cứ thời gian nào; đối với bất cứ nơi đâu; đối với bất cứ trường hợp nào; đối với bất cứ phương tiện nào để làm ác (xem Câu xá 15_ Đại chính 29, tr78b). Chính luật nghi là cơ sở phòng hộ người có thọ giới được sống an ổn và đi vững vàng trong thánh đạo, nền tảng cho chánh niệm, tỉnh giác để đi vào định và tuệ tiến đến giác ngộ giải thoát. Giới luật còn có chức năng rất quan trọng là bảo trì sự tồn tại của Phật pháp “Giới luật là nền tảng của Phật Pháp” (Pali: Vinayo sàsana mùlam) ( Hán tạng: Tỳ ni giả, Phật pháp chi thọ mạng)
Một vấn đề được đặt ra ở đây là sự khác nhau giữa giới và thiện nghiệp là gì? Ví dụ: so sánh thiện nghiệp không sát sinh và giới không sát sinh, chúng có giá trị khác nhau thế nào?
Theo ba loại nghiệp đã nêu ở trên, thiện nghiệp và ác nghiệp chỉ có trong Dục giới, tạo nên Dục giới (tam giới duy tâm). Như vậy, nếu chúng ta giữ mười thiện nghiệp một cách hòan hảo đi nữa thì kết quả vẫn chỉ là sinh trong cõi trời hay cõi người, không phải là mục đích tối hậu của Phật giáo. Hay nói cách khác là mười thiện nghiệp là nghiệp đạo,vẫn trong vòng luân hồi ba cõi.Một người không phải là Phật tử , họ vẫn có thể sống theo mười thiện nghiệp và được hạnh phúc ở cõi trời hay cõi người.Nhưng nếu họ không thọ ba quy y và năm giới thì họ không thể nào là phật tử để đi vào thánh đạo đưa đến giác ngộ giải thóat khỏi ba cõi.Thập thiện chỉ là thiện nghiệp nhưng năm giới là phước đưa đến giải thóat khỏi ba cõi.( Thí giới tu tam loại, các tùy kỳ sở ưng,thọ phước nghiệp sự danh, sai biệt như nghiệp đạo_xem Câu xá_ phẩm nghiệp). Nhờ năng lực bảo vệ của năm giới mà người Phật tử không tạo mười nghiệp ác, không đi vào địa ngục, ngạ quỹ và súc sinh. Nếu đi vào ba đường ấy thì thật khó có cơ hội gặp, hiểu, hay tu học Phật pháp. Ba quy y là định hướng như có kim chỉ nam, năm giới như chiếc bè đưa qua bể khổ luân hồi. Khi cùng nhau ngồi chung trên một chiếc bè giới, có kim chỉ nam Tam quy định hướng thì mọi người sẽ được qua bờ bên kia.Ba quy y và năm giới chính là chi phần của bậc dự lưu hướng đang đi vào thánh đạo, chuyển hóa nghiệp ba cõi, đưa đến giải thóat. Do đó, mười thiện nghiệp thì không cần người truyền nhưng Tam quy và ngũ giới thì không được tự thọ mà phải có thầy truyền. Mục đích năm giới là bảo vệ thân, miệng chúng ta không tạo mười nghiệp ác trên đạo lộ dự lưu hướng, cho nên mười thiện nghiệp không phải là cấp độ tu tập cao hơn năm giới. Như vậy, nếu sau khi thọ tam quy, ngũ giới rồi lại thọ mười thiện nghiệp thì có khác gì đang đi vào thánh đạo giải thóat nhưng lại bước sang nẻo luân hồi. Trong tất cả thư tịch về luật tạng Phật giáo ( kể cả luật của Đại thừa) không hề có “Giới thập thiện” và cũng không hề có giới đàn hay nghi thức truyền thọ thập thiện giới.Bởi vì mười thiện nghiệp là nghiệp đạo chứ không phải là luật nghi hay thánh đạo.( Trong kinh Thập thiện nghiệp đạo có giới thiệu về mười thiện nghiệp nhưng không hề nói đến thọ giới thập thiện)
Trong quá khứ, vì hòan cảnh nào đó, vì nhu cầu nào đó, chúng ta có thể cho truyền thọ “Thập thiện giới” nhưng chúng ta phải biết đó là phi pháp phi tỳ ny. Đây là điều mà những ai có trách nhiệm với sự tồn vong của Phật pháp, cần phải suy nghĩ.
Có thọ giới, đang còn là phàm nhân, tất nhiên có lúc chúng ta phạm giới. Phạm giới không có nghĩa là gây tội như một số quan niệm của thế gian hay của các tôn giáo khác.Phạm giới có nghĩa là chính ta đã vi phạm vào những điều mà chính ta đối trước Tam bảo, giới sư mà ta xin giới và hứa sẽ giữ giới. Phạm giới hay phá giới còn có nghĩa là chúng ta đã và đang phá vỡ bức thành giới bảo vệ, làm rách chiếc áo giáp giới đang che chở chúng ta. Như vậy, khi phạm giới, người phật tử cần phải sám hối sự sai lầm của mình và xin giới để thanh tịnh trở lại. Sám hối theo quan niệm của Phật giáo không có nghĩa là chịu trừng phạt, chuộc tội, chịu tội, xưng tội như luật pháp thế gian hay ở các tôn giáo khác.Theo Phật giáo, Sám hối có nghĩa là tự nhận lấy trách nhiệm về những lỗi lầm mà mình đã gây ra và xây dựng lại bức thành giới bảo vệ, phục hồi lại chiếc áo giáp giới che chở chúng ta trên con đường tu tập mà chúng ta đã làm cho rạn nứt, hư hỏng.
Một người không phải là Phật tử , không thọ giới, khi họ gây ra nghiệp đạo ác như sát sinh thì họ sẽ chịu quả báo tương xứng nhưng họ không có phạm giới. Một người Phật tử khi sát sinh, vừa tạo một nghiệp đạo ác, vừa phạm giới sát sinh. Nhìn qua, người Phật tử bị thiệt thòi.Như vậy, chúng ta thọ giới để làm gì?
Nhưng như đã nói ở trên, phạm giới thì có thể sám hối được và khi sám hối đúng pháp thì giới sẽ phục hồi. Đồng thời, người Phật tử nhờ năng lực hộ trì của giới nên không hành động các nghiệp ác, dù có muốn làm, đồng thời nhờ sự hộ trì của giới nên dễ dàng thực hành các phước nghiệp (Punna) như bố thí, hành thiền, phục vụ v.v… để hoá giải các nghiệp đạo ác đã có.
Một người không thọ giới, họ chỉ không làm điều ác khi bị luật pháp ngăn cấm trong không gian hay thời gian nào đó. Nhưng họ sẳn sàng làm ác gây đau khổ cho mình và người khác khi có cơ hội thuận tiện.Những hành động ác của họ bị lôi cuốn theo tiếng gọi của vô minh, tà kiến chấp thủ và ái dục vì không có sự bảo vệ của giới. Và như thế, họ sẽ nhận lấy những quả báo của nghiệp ác đã làm, đồng thời tiếp tục tạo thêm các nghiệp đạo ác khác để tiếp tục chìm đắm trong bể khổ.
Luật pháp được xây dựng trên quyền lợi của số đông hay quyền lực của chính quyền nên người ta chỉ tuân thủ do tác động ngăn chận bên ngoài. Giới luật của Phật giáo được xây dựng trên từ bi, luôn đặt mình vào hòan cảnh của người khác để không làm điều ác có hại cho người; bằng trí tuệ là hiểu rõ nhân quả, nghiệp báo nên không làm điều ác chứ không cần đến sự khống chế từ bên ngoài.Mục đích của Giới luật Phật giáo là giáo dục con người tự mình trở thành hoàn thiện trong ý nghĩa nhân bản của nó.
Là Phật tử, chúng ta phải hiểu biết đúng về tam quy, giới luật, nhân quả, nghiệp, nghiệp đạo, quả báo của nghiệp, để nhận định sự khác nhau giữa vị trí và giá trị, mục đích của pháp và luật do đức Phật dạy và những quy định về luật pháp của xã hội hay những giáo điều của các tôn giáo khác. Khi đã hiểu đúng giáo pháp bằng trí tuệ, có chánh kiến, người phật tử chúng ta mới có thể đi đúng trên chánh đạo với đời sống tự tại, an lạc trong hiện tại và tương lai mà không bị lệ thuộc hay mâu thuẫn với những sinh hoạt giữa chúng ta và xã hội .
Tâm hạnh
Tài liệu tham khảo:
_ _The Buddha and his teaching_Narada_
_ Đức Phật và Phật pháp_Narada_ Phạm kim khánh dịch
_Đức Phật dạy những gì Walpola rahula_Ns.Trí hải dịch
_What the Buđha taught_Walpola rahula
_Câu xá luận_ Đại chính 29.N.1559
_Trung bộ kinh_HT Minh Châu dịch
_Tăng chi bộ _ Ht Minh Châu dịch
_Yết ma yết chỉ_HT Trí Thủ
_ Tam quy ngũ giới_ HT Viên Minh
_Sơ thảo Giáo án phật học_ chùa Huyền không
_ Thập thiện nghiệp đạo kinh_ Đại chính_kinh tập bộ.N.600
_Thắng pháp tập yếu luận_ HT Minh Châu dịch