Gia Đình Phật Tử Linh-Sơn
Sự Trưởng Thành Của GĐPT Linh-Sơn Austin, TX
Cứ mỗi độ trăng tròn rằm tháng bảy là ngày Gia Đình Phật Tử Linh Sơn Austin được tăng thêm một tuổi. Tính cho đến nay gia đình áo lam Linh-Sơn đã trải qua hai mươi ba năm thăng trầm dưới mái Chùa Linh-Sơn Austin, TX. Dưới sự cố vấn và chỉ đạo của Thầy Thích Trí-Huệ, GĐPT Linh-Sơn chánh thức được thành lập vào ngày rằm tháng 8 năm 1989 tại Chùa Linh-Sơn Leander (Leander là một thành phố nhỏ bé nằm về phía bắc của thủ phủ Austin khoãng ba mươi phút lái xe). Trong những năm đầu, đơn vị sinh hoạt theo Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ thuộc Miền Tịnh Khiết. Năm 1991, tuy mới thành hình mới được hai năm, nhưng với sự khuyến khích của chư tôn đức và sự cố gắng của các anh chị huynh trưởng, GĐPT Linh-Sơn phối hợp cùng với các bậc huynh trưởng đàn anh đàn chị đi trước đầy kinh nghiệm của Miền Tịnh Khiết, đã tổ chức một trại họp bạn với trên ba trăm đoàn sinh tham dự trong ba ngày ngay tại khuông viên Chùa Linh-Sơn Leander, TX. Đây là một sinh hoạt tổ chức rất quy mô của đại gia đình áo lam của Miền Tịnh Khiết, và đã để lại cho GĐPT Linh-Sơn cũng như nhiều gia đình khác nhiều kỷ niệm khó phai mờ theo năm tháng.
Sau một thời gian sinh hoạt, và vì thiếu nhân lực để đảm đang các sinh hoạt theo đúng truyền thống của GĐPTVN, nên vào năm 1995 với lời chỉ bảo của Thầy Cố Vấn giáo hạnh và sự đồng ý của một số huynh trưởng GĐPT Linh-Sơn được đổi tên thành Đoàn Thanh Thiếu Niên Phật Tử Linh-Sơn. Và mục đích duy nhất của đoàn là tạo môi trường để phụ huynh tiếp tục đưa con em về Chùa học tiếng Việt và giáo lý căn bản của đạo Phật. Chương trình Việt Ngữ được mở rộng cho cộng đồng người Việt tại thành phố Austin và các vùng phụ cận không phân biệt chủng tộc và tôn giáo, và điển hình là có một lớp dành cho người ngoại quốc muốn học tiếng Việt và tìm hiểu văn hóa nước Việt Nam. Có một sự việc rất thú vị là hiện nay có một người Mỹ đã từng theo học tiếng Việt trong nhiều năm qua, bây giờ ông Ken đã trở thành phụ tá giáo viên (assistant teacher) của lớp một trong hai năm năm nay. Với sự hy sinh tận tâm, công sức, và thời giờ của nhiều anh chị, chương trình Việt Ngữ được phát triển mạnh mẽ từ đó. Hiện nay số lượng lớp học lên đến trên 15 lớp, từ trình độ cấp 1 đến cấp 9, và hàng năm có khoãng trên dưới 230 em ghi danh học những lớp Việt ngữ.
Vào năm 2006, có 11 anh chị tham dự Trại Họp Bạn Ngành Thiếu của Miền Tịnh Khiết tổ chức tại Chùa Viên Giác, Oklahoma City. Sau chuyến đi này, các anh chị cảm thấy nhân lực của huynh trưởng mới, cũng như một vài huynh trưởng có nhiều kinh nghiệm đã từng sinh hoạt trong các GĐPT, đã có đầy đủ nên đã có nhã ý muốn gầy dựng lại GĐPT Linh-Sơn theo theo như truyền thống của GĐPTVN tại Hoa-Kỳ. Và từ đó các chương trình hoạt động thanh niên và lớp Phật pháp đã được thực hiện sau giờ học Việt ngữ, và sinh hoạt mỗi tháng một lần để quen dần với sinh hoạt đã bị gián đoạn trong nhiều năm qua.
Vào năm 2007, danh xưng GĐPT đã chánh thức được dùng cho gia đình áo lam Linh-Sơn. Việc điều hành và tổ chức của GĐPT Linh-Sơn có lẽ có chút ít khác biệt với các gia đình khác là vì có hai ban điều hành rõ rệt. Một ban lo cho chương trình Việt ngữ, và một ban lo cho các sinh hoạt của GĐPT. Trong năm 2008, sinh hoạt của GĐPTLS được tăng lên cách hai tuần một lần. Từ năm 2009 nhận thấy số đoàn sinh gia tăng đông hơn, và các huynh trưởng cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, nên đã bắt đầu sinh hoạt hằng tuần từ đó cho đến nay.
Hiện nay GĐPT Linh-Sơn có trên 200 em theo học các lớp Việt ngữ mỗi tuần, và có trên 40 đoàn sinh tham dự sinh hoạt GĐPT sau giờ tan lớp của lớp Việt ngữ. Chương trình Việt ngữ được sự hướng dẫn của 30 thầy cô giảng viên (mỗi lớp có hai giảng viên đảm trách). Chương trình sinh hoạt GĐPTgồm có 14 huynh trưởng. Lớp Việt ngữ được bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 11:45 trưa, và sinh hoạt của GĐPT được bắt đầu từ 12 giờ trưa đến 2:30 chiều. Ban Huynh Trưởng gồm có 1 Huynh Trưởng Cấp Tín, 2 Huynh Trưởng Cấp Tập, 3 Huynh Trưởng đã tham dự trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp II Huyền Trang, 1 Huynh Trưởng đã tham dự trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp I A Dục và 3 Huynh Trưởng đã tham dự trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Sơ Cấp Lộc Uyển.
Về đoàn sinh, Đoàn Thiếu Nam Ca Diếp có 5 em; Đoàn Thiếu Nữ Ni Liên có 4 em; Đoàn Oanh Vũ Nam Kiền Trắc có 13 em, và Đoàn Oanh Vũ Nữ Anoma có 18 em. Các đoàn hiện đang theo học trong các Bậc Hướng Thiện, Mỡ Mắt, Cánh Mềm, Chân Cứng và Tung Bay.
Sau một thời gian gián đoạn trong sự liên lạc và sinh hoạt với Miền Tịnh Khiết, nay Gia Đình Phật Tử Linh Sơn đã hội đủ duyên lành để chính thức trở lại sinh hoạt trong Miền Tịnh Khiết của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Chúng con xin mượn cơ hội này chân thành tri ân công đức của chư tôn đức, quý bác, quý phụ huynh, và tất cả thầy cô của chương trình Việt ngữ, các anh chị huynh trưởng, đã yểm trợ tinh thần và vật chất cho GĐPT LS Austin trong nhiều năm qua để còn đứng vững cho đến ngày hôm nay. Và chúng con sẽ cố gắng với mọi khả năng để đóng góp được một phần nào cho đạo pháp và dìu dắt con em trên con đường hướng thiện đúng theo tinh thần Bi, Trí, Dũng của một đại gia đình áo lam.
Vào năm 2006, có 11 anh chị tham dự Trại Họp Bạn Ngành Thiếu của Miền Tịnh Khiết tổ chức tại Chùa Viên Giác, Oklahoma City. Sau chuyến đi này, các anh chị cảm thấy nhân lực của huynh trưởng mới, cũng như một vài huynh trưởng có nhiều kinh nghiệm đã từng sinh hoạt trong các GĐPT, đã có đầy đủ nên đã có nhã ý muốn gầy dựng lại GĐPT Linh-Sơn theo theo như truyền thống của GĐPTVN tại Hoa-Kỳ. Và từ đó các chương trình hoạt động thanh niên và lớp Phật pháp đã được thực hiện sau giờ học Việt ngữ, và sinh hoạt mỗi tháng một lần để quen dần với sinh hoạt đã bị gián đoạn trong nhiều năm qua.
Vào năm 2007, danh xưng GĐPT đã chánh thức được dùng cho gia đình áo lam Linh-Sơn. Việc điều hành và tổ chức của GĐPT Linh-Sơn có lẽ có chút ít khác biệt với các gia đình khác là vì có hai ban điều hành rõ rệt. Một ban lo cho chương trình Việt ngữ, và một ban lo cho các sinh hoạt của GĐPT. Trong năm 2008, sinh hoạt của GĐPTLS được tăng lên cách hai tuần một lần. Từ năm 2009 nhận thấy số đoàn sinh gia tăng đông hơn, và các huynh trưởng cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, nên đã bắt đầu sinh hoạt hằng tuần từ đó cho đến nay.
Hiện nay GĐPT Linh-Sơn có trên 200 em theo học các lớp Việt ngữ mỗi tuần, và có trên 40 đoàn sinh tham dự sinh hoạt GĐPT sau giờ tan lớp của lớp Việt ngữ. Chương trình Việt ngữ được sự hướng dẫn của 30 thầy cô giảng viên (mỗi lớp có hai giảng viên đảm trách). Chương trình sinh hoạt GĐPTgồm có 14 huynh trưởng. Lớp Việt ngữ được bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 11:45 trưa, và sinh hoạt của GĐPT được bắt đầu từ 12 giờ trưa đến 2:30 chiều. Ban Huynh Trưởng gồm có 1 Huynh Trưởng Cấp Tín, 2 Huynh Trưởng Cấp Tập, 3 Huynh Trưởng đã tham dự trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp II Huyền Trang, 1 Huynh Trưởng đã tham dự trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp I A Dục và 3 Huynh Trưởng đã tham dự trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Sơ Cấp Lộc Uyển.
Về đoàn sinh, Đoàn Thiếu Nam Ca Diếp có 5 em; Đoàn Thiếu Nữ Ni Liên có 4 em; Đoàn Oanh Vũ Nam Kiền Trắc có 13 em, và Đoàn Oanh Vũ Nữ Anoma có 18 em. Các đoàn hiện đang theo học trong các Bậc Hướng Thiện, Mỡ Mắt, Cánh Mềm, Chân Cứng và Tung Bay.
Sau một thời gian gián đoạn trong sự liên lạc và sinh hoạt với Miền Tịnh Khiết, nay Gia Đình Phật Tử Linh Sơn đã hội đủ duyên lành để chính thức trở lại sinh hoạt trong Miền Tịnh Khiết của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Chúng con xin mượn cơ hội này chân thành tri ân công đức của chư tôn đức, quý bác, quý phụ huynh, và tất cả thầy cô của chương trình Việt ngữ, các anh chị huynh trưởng, đã yểm trợ tinh thần và vật chất cho GĐPT LS Austin trong nhiều năm qua để còn đứng vững cho đến ngày hôm nay. Và chúng con sẽ cố gắng với mọi khả năng để đóng góp được một phần nào cho đạo pháp và dìu dắt con em trên con đường hướng thiện đúng theo tinh thần Bi, Trí, Dũng của một đại gia đình áo lam.
Mục Đích của Gia Đình Phật Tử Và Ý Nghĩa Hoa Sen
Trích đăng: "Mục đích của Gia đình Phật tử, ý nghĩa huy hiệu Hoa sen" trong quyển Phật Pháp (chương trình của Gia Đình Phật Tử Việt nam) do các Thầy Thích Minh Châu, Thích Thiện Ân, Thích Đức Tâm, Thích Chân Trí biên soạn để cống hiến các bạn Phật tử bốn phương, hầu hiểu rõ hơn đường lối sinh hoạt của Gia đình Phật tử, đồng thời cũng làm tài liệu cho các GĐPT nào chưa có mà học hỏi trau dồi thêm.
Mục đích của Gia Đình Phật Tử
I - Đào tạo những Phật tử chân chánh
Một Phật tử chân chánh là một Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng, giữ giới phát nguyện, và thực hành năm hạnh Tinh tấn, Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ và Từ bi.
Mục đích của Gia Đình Phật Tử
- Đào tạo những Phật tử chân chánh
- Cải tạo đời sống theo chân tinh thần Phật giáo.
I - Đào tạo những Phật tử chân chánh
Một Phật tử chân chánh là một Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng, giữ giới phát nguyện, và thực hành năm hạnh Tinh tấn, Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ và Từ bi.
a - Tinh tấn: Nghĩa là luôn luôn mạnh dạn tiến bước trên con đường Đạo, tích cực diệt tính tham lam, ích kỷ, sự giận dữ, lòng thù hận, sự si mê, ngu tối, dốt nát. Bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, Phật tử cũng phải cố gắng tìm mọi cách để ban vui, cứu khổ cho chúng sinh, để chuyển biến trần gian đau khổ thành một cõi tịnh độ an vui.
Tượng trưng cho hạnh Tinh tấn là Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã hy sinh tất cả, từ hạnh phúc gia đình cho đến danh vọng, quyền tước, ngôi báu, Ngài đã từ bỏ tất cả để dấn thân đi tìm con đường cứu khổ cho chúng sinh. Vì mục đích cao thượng này mà Ngài đã mạnh dạn, tinh tấn, dấn mình trong non cao rừng thẳm để tìm Đạo sáng, để nỗ lực tu ép xác sáu năm trường, đến nỗi thân hình chỉ còn là da bọc xương, rồi sau đó lại lập chí vững như núi, chắc như kim cương, thề rằng nếu chưa tìm ra được Đạo Giác Ngộ thì không rời khỏi chỗ ngồi dưới gốc cây Bồ Đề. Thành Đạo rồi, Ngài vẫn không ngại trình độ chúng sinh thấp kém, Ngài nỗ lực đem đạo lý nhiệm mầu ra dạy dỗ chúng sinh, dùng đủ mọi cách để chỉ bày cho chúng sinh hiểu được chân lý, sống với chân lý, xa lìa tất cả mọi khổ đau, phiền muộn. Vì giải thoát cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, mà mãi cho đến lúc già yếu, Ngài vẫn mạnh dạn tiếp tục cứu khổ cho chúng sinh, không hề tỏ ra mệt mỏi, không hề dừng nghỉ. ***Một thiếu niên, thiếu nữ, một Phật tử sống theo hạnh tinh tấn là luôn cố gắng học theo gương sáng của Phật Thích Ca, đặt hạnh phúc, an vui của chúng sinh lên trên hạnh phúc, an vui riêng tư của mình. Phật tử tinh tấn thực hành các hạnh Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ, Từ bi từng giây từng phút, Phật tử cố bỏ tính lười biếng, nhác nhớm, từ bỏ sự biếng nhác trong bổn phận, sự lười biếng không chịu tiến bước trên con đường cứu khổ chúng sinh, chứng nghiệm chân lý. b - Hỷ xả: Nghĩa là luôn luôn vui vẻ, hoan hỷ làm cho mọi người, mọi loài vui vẻ, là sống buông xả, hy sinh. Khi gặp chuyện buồn, dữ, hoặc bệnh tật, tai nạn, Phật tử bình tĩnh tìm cách giải quyết tốt đẹp vẹn toàn, Phật tử không than khóc, chán nản, không buông xuôi, lo buồn, sợ hãi . Khi thấy người khác làm việc lành, người khác được khen ngợi, danh dự...Phật tử hoan hỷ, vui vẻ tán dương, khen ngợi, không bao giờ tỏ ý ganh ghét, tức bực. Lúc thấy người gặp việc buồn khổ, Phật tử nên tìm cách khuyên giải, giúp cho họ phương tiện tốt để giải quyết, để chấm dứt sự đau buồn đó, hay nói một cách tổng quát, nên tìm mọi cách để ban vui cứu khổ cho mọi người, mọi loài. Phật tử gặp người khác xúc phạm mình sẽ không tức giận, căm thù, đánh đập, mắng nhiếc họ. Trái lại, Phật tử dùng lời từ hòa giảng giải cho họ trở nên thiện lương, tử tế. Nếu không làm cho họ hối cải được thì tốt nhất là nên tạm thời nhẫn nhịn, rồi tìm phương cách khác tốt đẹp hơn. Nói tóm lại, Phật tử phải không cố chấp, phải rộng lượng, bao dung, biết nhường nhịn, biết hy sinh cho mọi người, mọi loài. Hỷ xả không phải là vui đùa cười nói ồn ào. Hỷ xả là đức tính của một tâm hồn trong sạch, yêu đời thương mọi loài, điềm tĩnh, biết hy sinh. Một thanh niên, thiếu nữ sống theo hạnh hỷ xả là có một gương mặt tươi trẻ, một cặp mắt trong sáng, một nụ cười hiền hòa, và trong thân hầu như tỏa ra một sức mạnh khiến mọi người hoan hỷ, an vui. Tượng trưng hạnh hỷ xả là đức Phật Di - Lặc, vị Phật của tương lai, vị Phật có lòng thương rộng lớn, cao cả, có một gương mặt luôn luôn tươi cười, hoan hỷ, bao dung. c- Thanh tịnh: Nghĩa là ý nghĩ, lời nói, việc làm đều trong sạch, là sống một cuộc đời giản dị, trong trắng, thanh cao. Trong sạch trong thân thể là thân thể sạch sẽ, tóc tai gọn gàng tử tế, áo quần chỉnh tề, bao giờ cũng vậy, không luộm thuộm bê bối. Trong sạch trong lời nói là không nói lời giả dối, độc ác, thêu dệt, chải chuốt, không nói hai lưỡi. Phật tử chỉ nói lời thành thật, ngay thẳng, lời từ hòa, giản dị, lời an vui cho mọi người, mọi loài. Trong sạch trong ý nghĩ là không có tính tham lam, sân hận, si mê, là có tư tưởng trong sạch, chân chánh, là có sự hiểu biết đúng sự thật, đúng giáo lý giác ngộ, gây lợi ích cho chúng sinh. Trong sạch trong việc làm là có cử chỉ, hành động chính đáng, lương thiện, có lợi ích, an vui cho mọi người, mọi loài. Sống giản dị là sống trong sạch, giản dị, đạm bạc, không phung phí, xa hoa, phù phiếm. ***Một thiếu niên, thiếu nữ sống theo hạnh Thanh tịnh là thân thể, quần áo luôn luôn gọn gàng, sạch sẽ, tề chỉnh, lời nói, ý nghĩ, việc làm luôn luôn trong sạch và sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch. Tượng trưng cho hạnh Thanh tịnh là đức Phật A-Di-Đà, một đức Phật có ánh sáng vô biên, có đời sống dài vô lượng, có công đức thanh tịnh không kể xiết, và cảnh giới mà đức Phật A-Di-Đà hiện đang hóa độ chúng sinh là thế giới Cực-Lạc, một thế giới hoàn toàn trong sạch, đẹp đẽ trang nghiêm. d- Trí huệ: Là hiểu biết đứng đắn, cùng khắp tất cả. Hiểu biết đứng đắn là hiểu biết đúng như sự thật, sự vật như thế nào thì hiểu đúng như thế ấy, không thiên lệch, không sai lầm. Hiểu biết cùng khắp nghĩa là hiểu biết rộng rãi, hiểu biết tất cả. Đạo Phật là đạo Trí tuệ, người Phật tử là người thực hành hạnh Trí tuệ. ***Một thiến niên, thiếu nữ sống theo hạnh Trí huệ là phải học cho thông thạo ngành mình theo học ở trường, phải tìm hiểu chân lý của cuộc đời, tìm hiểu đạo lý nhà Phật, phải học cho thông chương trình giáo lý của Gia Đình Phật Tử, phải thực hành thiền định bằng những phương pháp thích hợp. Tượng trưng cho hạnh Trí tuệ là Bồ-tát Văn-Thù Sư-Lợi, một vị Đại Bồ Tát có trí tuệ bực nhất, tiêu biểu cho trí căn bản, và thường thay thế đức Phật khai mở tri huệ cho mọi loài. e- Từ bi: Là ban vui cứu khổ cho mọi loài. Ban vui là ban rải sự an vui cho mọi loài. Như chỉ bày giáo lý cho người được sự an vui trong đạo pháp, như tặng cho người khác những món quà vật chất hoặc tinh thần, như dùng những lời nói hòa nhã, dịu dàng giảng dạy đạo lý, làm cho người khác được an vui v,v... Cứu khổ là trừ diệt những nỗi khổ cho mọi loài, mọi người. Đạo Phật là đạo Từ bi, người theo đạo Phật phải là người thực hành hạnh ban vui cứu khổ. Từ việc nhỏ như cứu một con vật gặp nạn, giúp một chén cơm cho người đói khát, cho đến những việc giúp nước, cứu dân, tìm những giải pháp tốt đẹp để đưa dân tộc, thế giới đạt đến hòa bình, an vui, tự do, trong sạch, công bằng, giải thoát, tất cả đều là sứ mạng thiêng liêng của người Phật tử. Tượng trưng hạnh Từ bi là Bồ-Tát Quán-Thế-Âm, một vị Bồ-Tát chuyên cứu khổ, cứu nạn cho mọi người, mọi loài, luôn luôn thương tưởng cứu giúp cho tất cả chúng sinh. |
- Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng: Nghĩa là tôn Phật, Pháp, Tăng làm thầy, trọn đời quy ngưỡng, y chỉ Phật, Pháp, Tăng, lời nói, ý nghĩ, việc làm đều cố gắng noi theo Phật, Pháp, Tăng, tất cả đều hướng về mười phương Tam bảo. Phật tử không theo Thượng đế, tà sư, ngoại đạo, tà giáo, không theo bè đảng độc ác, phàm tục.
- Phật tử giữ giới đã phát nguyện : Nghĩa là triệt để giữ những giới luật mà mình đã phát nguyện lãnh thọ. Như trong năm giới mà Phật đã chế ra cho người Phật tử tại gia, Phật tử có thể tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mình mà phát nguyện giữ một giới, hai giới, hoặc ba, bốn giới, hoặc nguyên giữ cả năm giới. Điều quan trọng nhất là nếu đã phát nguyện giữ giới nào thì phải triệt để giữ giới ấy, đừng có tái phạm. Nếu sơ ý mà phạm giới thì phải sinh lòng hổ thẹn, chí thành làm lễ sám hối, rồi cầu xin giữ lại.
- Phật tử sống theo năm hạnh Tinh tấn, Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ, Từ bi :
II - Cải tạo đời sống theo chân tinh thần của đạo Phật
Đã sống theo Đạo Phật, Phật tử có bổn phận chuyển hóa cuộc đời của mình, của người thân thuộc, của bạn bè, xóm giềng, và rộng ra của tất cả mọi người, mọi loài, làm cho tất cả đều được sống trong an vui, trong trí huệ, trong tự do, giải thoát. Nói cách khác, Phật tử sống đúng tinh thần Bi, Trí, Dũng, và tìm mọi cách giúp cho mọi người có đủ khả năng và điều kiện vật chất cũng như tinh thần để sống đúng với tinh thần Bi, Trí, Dũng.
Có hai đối tượng chính mà Phật tử phải cố gắng cải thiện cho mình và cho người, làm cho mình và cho người từ bỏ đời sống dục vọng, thù hận, ngu tối, làm cho tất cả có đời sống trong sạch Từ bi, Trí tuệ. Về hoàn cảnh, Phật tử cố gắng cải cách xã hội, xây dựng một xã hội lành mạnh, no ấm, tự do, công bằng, trong sạch. Một trong lý tưởng cao đẹp nhất của Phật tử là biến trần gian xấu xa nhơ nhớp thành một thế giới trong sạch, tươi đẹp, mà trong đó mọi người sống trong Từ bi, trong Trí huệ. Mỗi Phật tử đúng nghĩa phải là một sức mạnh tái tạo, một sức mạnh cảm hoá, sức mạnh chuyển hoá mọi người, mọi loài bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
Nói tóm lại, Phật tử phải là sức mạnh xây dựng con người và xây dựng cuộc đời./.
Đã sống theo Đạo Phật, Phật tử có bổn phận chuyển hóa cuộc đời của mình, của người thân thuộc, của bạn bè, xóm giềng, và rộng ra của tất cả mọi người, mọi loài, làm cho tất cả đều được sống trong an vui, trong trí huệ, trong tự do, giải thoát. Nói cách khác, Phật tử sống đúng tinh thần Bi, Trí, Dũng, và tìm mọi cách giúp cho mọi người có đủ khả năng và điều kiện vật chất cũng như tinh thần để sống đúng với tinh thần Bi, Trí, Dũng.
Có hai đối tượng chính mà Phật tử phải cố gắng cải thiện cho mình và cho người, làm cho mình và cho người từ bỏ đời sống dục vọng, thù hận, ngu tối, làm cho tất cả có đời sống trong sạch Từ bi, Trí tuệ. Về hoàn cảnh, Phật tử cố gắng cải cách xã hội, xây dựng một xã hội lành mạnh, no ấm, tự do, công bằng, trong sạch. Một trong lý tưởng cao đẹp nhất của Phật tử là biến trần gian xấu xa nhơ nhớp thành một thế giới trong sạch, tươi đẹp, mà trong đó mọi người sống trong Từ bi, trong Trí huệ. Mỗi Phật tử đúng nghĩa phải là một sức mạnh tái tạo, một sức mạnh cảm hoá, sức mạnh chuyển hoá mọi người, mọi loài bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
Nói tóm lại, Phật tử phải là sức mạnh xây dựng con người và xây dựng cuộc đời./.
Huy hiệu Hoa sen
Huy hiệu của Gia Đình Phật Tử là dấu hiệu tròn, nền màu xanh lá mạ, giữa có hoa sen trắng tám cánh.
1 - Hình tròn tượng trưng cho đạo Phật viên dung, hoàn toàn, vô ngại
2 - Sen trắng tượng trưng cho ánh sáng của trí huệ hoàn toàn (giác ngộ), và cho ánh sáng của hạnh Thanh tịnh hoàn toàn (giải thoát).
3 - Tám cánh chỉ rõ mục đích của Gia Đình Phật Tử:
Năm cánh trên chỉ cho các hạnh
- Tinh tấn
- Hỷ xả
- Thanh tịnh
- Trí huệ
- Từ bi
Ba cánh dưới chỉ cho
- Phật
- Pháp
- Tăng
4 - Mầu xanh là màu tương lai, màu hy vọng, màu của Thanh Thiếu niên Phật tử ./.
2 - Sen trắng tượng trưng cho ánh sáng của trí huệ hoàn toàn (giác ngộ), và cho ánh sáng của hạnh Thanh tịnh hoàn toàn (giải thoát).
3 - Tám cánh chỉ rõ mục đích của Gia Đình Phật Tử:
Năm cánh trên chỉ cho các hạnh
- Tinh tấn
- Hỷ xả
- Thanh tịnh
- Trí huệ
- Từ bi
Ba cánh dưới chỉ cho
- Phật
- Pháp
- Tăng
4 - Mầu xanh là màu tương lai, màu hy vọng, màu của Thanh Thiếu niên Phật tử ./.