Các Ngày Vía Phật và Bồ Tát (Buddhist Celebration Dates)
Tính theo ngày Âm lịch (Based on the Lunar calendar)
- Ngày 1 Tháng 1 âm lịch – Vía Đức Di Lặc (Celebration of Happy Buddha)
- Ngày 8 Tháng 2 âm lịch – Vía Phật Thích Ca xuất gia (Celebration of Sakyamuni Buddha’s Leaving Home to become a monk)
- Ngày 15 Tháng 2 âm lịch – Vía Phật Thích Ca nhập diệt (Celebration of Sakyamuni Buddha’s Nirvàna)
- Ngày 19 Tháng 2 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (ngày đảng sanh) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Birthday)
- Ngày 21 Tháng 2 âm lịch – Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát (Celebration of Universal Worthy Bodhisattva)
- Ngày 16 Tháng 3 âm lịch – Vía Đức Chuẩn Đề Bồ Tát (Celebration of Cundi Bodhisattva)
- Ngày 4 Tháng 4 âm lịch – Vía Đức Văn Thù Bồ Tát (Celebration of Manjusri Bodhisattva)
- Ngày 15 Tháng 4 âm lịch – Vía Phật Thích Ca giáng sanh (Celebration of Shakyamuni Buddha’s Birthday)
- Ngày 19 Tháng 6 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (thành đạo) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Enlightenment)
- Ngày 13 Tháng 7 âm lịch – Vía Đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Celebration of Great Strength Bodhisattva)
- Ngày 15 Tháng 7 âm lịch – Lễ Vu Lan Bồn (Celebration of Ullambana)
- Ngày 30 Tháng 7 âm lịch – Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát (Celebration of Earth Store Bodhisattva)
- Ngày 19 Tháng 9 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (xuất gia) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Leaving Home)
- Ngày 30 Tháng 9 âm lịch – Vía Phật Dược Sư (Celebration of Medicine Master Buddha)
- Ngày 17 Tháng 11 âm lịch – Vía Phật A Di Đà (Celebration of Amitabha Buddha’s Birthday)
- Ngày 8 Tháng 12 âm lịch – Vía Phật Thích Ca thành đạo (Celebration of Shakyamuni Buddha’s Enlightenment)
Ngày 1 Tháng 1 âm lịch – Vía Đức Di Lặc (Celebration of Happy Buddha)
Đức Di Lặc
Di-lặc hay Di Lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), "người có lòng từ", cũng có tên khác là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa, là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái Đất. Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là trời Đâu-suất (sa. tuṣita). Theo kinh điển, Bồ Tát Di-lặc sẽ giáng sinh trong khoảng 30.000 năm nữa.
Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di-lặc cũng hay được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quít xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di-lặc ở thế kỉ thứ 10. Nếu năm đức Phật xuất hiện trên trái đất nói trên được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (xem Phật gia, Ngũ trí).
Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanatha (sa. maitreyanātha), thầy truyền giáo lí Duy thức cho Vô Trước (sa. asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:
Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di-lặc cũng hay được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quít xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di-lặc ở thế kỉ thứ 10. Nếu năm đức Phật xuất hiện trên trái đất nói trên được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (xem Phật gia, Ngũ trí).
Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanatha (sa. maitreyanātha), thầy truyền giáo lí Duy thức cho Vô Trước (sa. asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:
- Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận(sa.mahāyānottaratantra)
- Pháp pháp tính phân biệt luận(sa.dharmadharmatāvibaṅga)
- Trung biên phân biệt luận(sa.madhyāntavibhāga-śāstra)
- Hiện quán trang nghiêm luận(sa.abhisamayālaṅkāra)
- Đại thừa kinh trang nghiêm luận(sa.mahāyānasūtralaṅkāra)
Ngày 8 Tháng 2 âm lịch – Vía Phật Thích Ca xuất gia (Celebration of Sakyamuni Buddha’s Leaving Home to become a monk)
Phật Thích Ca xuất gia
Ngày 15 Tháng 2 âm lịch – Vía Phật Thích Ca nhập diệt (Celebration of Sakyamuni Buddha’s Nirvàna)
Phật Thích Ca nhập diệt
Ngày 19 Tháng 2 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (ngày đảng sanh) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Birthday)
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Quan Âm (zh. 觀音, ja. kannon), nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm, là tên của Bồ Tát Quán Thế Âm (zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara) tại Trung Quốc, Việt Nam và các nước lân cận. Phật tử Trung Quốc thường thờ cúng Quan Âm bên cạnh các vị Bồ Tát Phổ Hiền (zh. 普賢, sa. samantabhadra), Địa Tạng (zh. 地藏, sa. kṣitigarbha) và Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī). Đó là bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Quốc.
Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Quốc và Việt Nam, Quan Âm hay được diễn tả dưới dạng nữ nhân.
Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây Du Ký của Trung Quốc), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (ví dụ phẩm Phổ môn), thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bố Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quán Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa - giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác - cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.
Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.
Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, dùng mắt để "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn "nhìn thấy" tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.
Theo quan niệm Trung Quốc, Quan Âm ngự tại Phổ-đà Sơn, miền Đông Trung Quốc, đó là một trong Tứ đại danh sơn, là bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Quốc.
Tại Trung Quốc - đến thế kỉ 10 - Quan Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quan Âm để râu. Đến khoảng thế kỉ thứ 10 thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa đạo Phật và đạo Lão trong thời này. Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật tông (xem Tantra) trong thời kì này: đó là hai yếu tố Từ bi (sa. maitrī-karuṇā) và Trí huệ (sa. prajñā) được thể hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ Tát trong Mật tông đều có một "quyến thuộc" nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần áo trắng Đa-la (sa. tārā), và Bạch Y Quan Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể từ đó quần chúng Phật tử Trung Quốc khoác cho Quan Âm áo trắng và xem như là vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn.
Một trong các lí do đó là đối với Phật Giáo, Phật không phân biệt nam hay nữ. Khác với các thần thoại sơ khai quan niệm các vị thần có giới tính và co sự sinh sản, Phật giáo và các tôn giáo lớn trên thế giới không cho rằng thần của họ có giới tính và sự sinh sản. Do đó việc quan niệm Quán Âm là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong Phật giáo. Vả lại, theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ cho chúng sinh, Quán Âm có thể hóa thành 32 sắc tướng[1] như Phật, Bồ Tát, Càn-thát-bà, thiện nam, tín nữ v.v tùy theo đối tượng để cứu giúp chúng sanh.
Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Quốc thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên, mặc dù vua cha ngăn cản nhưng công chúa quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.
Tại Trung Quốc, các ngư dân thường cầu nguyện Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá. Vì thế có Quan Âm cũng có biệt hiệu "Quan Âm Nam Hải".
Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Quốc và Việt Nam, Quan Âm hay được diễn tả dưới dạng nữ nhân.
Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây Du Ký của Trung Quốc), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (ví dụ phẩm Phổ môn), thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bố Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quán Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa - giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác - cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.
Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.
Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, dùng mắt để "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn "nhìn thấy" tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.
Theo quan niệm Trung Quốc, Quan Âm ngự tại Phổ-đà Sơn, miền Đông Trung Quốc, đó là một trong Tứ đại danh sơn, là bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Quốc.
Tại Trung Quốc - đến thế kỉ 10 - Quan Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quan Âm để râu. Đến khoảng thế kỉ thứ 10 thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa đạo Phật và đạo Lão trong thời này. Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật tông (xem Tantra) trong thời kì này: đó là hai yếu tố Từ bi (sa. maitrī-karuṇā) và Trí huệ (sa. prajñā) được thể hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ Tát trong Mật tông đều có một "quyến thuộc" nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần áo trắng Đa-la (sa. tārā), và Bạch Y Quan Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể từ đó quần chúng Phật tử Trung Quốc khoác cho Quan Âm áo trắng và xem như là vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn.
Một trong các lí do đó là đối với Phật Giáo, Phật không phân biệt nam hay nữ. Khác với các thần thoại sơ khai quan niệm các vị thần có giới tính và co sự sinh sản, Phật giáo và các tôn giáo lớn trên thế giới không cho rằng thần của họ có giới tính và sự sinh sản. Do đó việc quan niệm Quán Âm là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong Phật giáo. Vả lại, theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ cho chúng sinh, Quán Âm có thể hóa thành 32 sắc tướng[1] như Phật, Bồ Tát, Càn-thát-bà, thiện nam, tín nữ v.v tùy theo đối tượng để cứu giúp chúng sanh.
Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Quốc thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên, mặc dù vua cha ngăn cản nhưng công chúa quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.
Tại Trung Quốc, các ngư dân thường cầu nguyện Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá. Vì thế có Quan Âm cũng có biệt hiệu "Quan Âm Nam Hải".
Ngày 21 Tháng 2 âm lịch – Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát (Celebration of Universal Worthy Bodhisattva)
Đức Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà, zh. pǔxián 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་).
Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì
Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.
Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho "Bình đẳng tính trí" tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích-ca và Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền được xem ở trong nhóm của Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.
Tại Trung Quốc, Phổ Hiền được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cỡi voi trắng từ Ấn Độ sang Trung Quốc.
Trong Kim cương thừa, tên Phổ Hiền được sử dụng chỉ Bản Sơ Phật (sa. ādi-buddha), hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân). Phổ Hiền này (không phải vị Đại Bồ Tát) được vẽ với màu xanh đậm, tượng trung cho tính Không.
Tranh tượng cũng vẽ Phổ Hiền hợp nhất với nữ thần sắc trắng, tượng trưng cho sự nhất thể. Trong phép Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā), thân của Phổ Hiền là Báo thân (sa. saṃbhogakāya) và đóng một vai trò trung tâm.
Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì
Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.
Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho "Bình đẳng tính trí" tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích-ca và Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền được xem ở trong nhóm của Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.
Tại Trung Quốc, Phổ Hiền được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cỡi voi trắng từ Ấn Độ sang Trung Quốc.
Trong Kim cương thừa, tên Phổ Hiền được sử dụng chỉ Bản Sơ Phật (sa. ādi-buddha), hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân). Phổ Hiền này (không phải vị Đại Bồ Tát) được vẽ với màu xanh đậm, tượng trung cho tính Không.
Tranh tượng cũng vẽ Phổ Hiền hợp nhất với nữ thần sắc trắng, tượng trưng cho sự nhất thể. Trong phép Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā), thân của Phổ Hiền là Báo thân (sa. saṃbhogakāya) và đóng một vai trò trung tâm.
Ngày 16 Tháng 3 âm lịch – Vía Đức Chuẩn Đề Bồ Tát (Celebration of Cundi Bodhisattva)
Đức Chuẩn Đề Bồ Tát
Phật Mẫu Chuẩn Đề tên Phạn là Cundì, Cunïdïhi, tên Hán văn là Thất Câu Chi Phật Mẫu hay Thất Câu Đê Phật Mẫu, Chuẩn Đề Bồ Tát. Ngài là một trong lục quan âm của Phật Giáo, trong Tạng Giới Man Đa La ghi Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện.
Thân vị Bồ-tát nầy có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. Đầu đội mão báu có ngọc lưu ly rũ treo, có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.
Trong Kim Cương Giới thì Chuẩn Đề được nhận biết dưới danh hiệu Kim Cương Hộ Bồ Tát (Ràksïa Bodhisatva) là một trong 4 vị Bồ Tát thân cận của Đức Phật Thích Ca ở phương Bắc.
Thần chú phật mẫu: Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm đát điệt tha Úm, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha.
Đức phật chỉ rõ: Nếu có tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ Tát, đời sống tư sanh tùy ý đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ Tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư thiên thủ hộ. Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng, thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ.
Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng như vậy. Nên tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ được thấy những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh.
Thân vị Bồ-tát nầy có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. Đầu đội mão báu có ngọc lưu ly rũ treo, có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.
Trong Kim Cương Giới thì Chuẩn Đề được nhận biết dưới danh hiệu Kim Cương Hộ Bồ Tát (Ràksïa Bodhisatva) là một trong 4 vị Bồ Tát thân cận của Đức Phật Thích Ca ở phương Bắc.
Thần chú phật mẫu: Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm đát điệt tha Úm, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha.
Đức phật chỉ rõ: Nếu có tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ Tát, đời sống tư sanh tùy ý đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ Tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư thiên thủ hộ. Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng, thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ.
Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng như vậy. Nên tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ được thấy những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh.
Ngày 4 Tháng 4 âm lịch – Vía Đức Văn Thù Bồ Tát (Celebration of Manjusri Bodhisattva)
Đức Văn Thù Bồ Tát
Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.
Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (zh. 妙音), "Người với tiếng nói êm dịu", Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể (sa. iṣṭadevatā, sādhita, bo. yidam) phẫn nộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca – "Người chiến thắng tử thần" (sa. yamāntaka), có dạng vị thần mang đầu bò. Dạng này là Thần thể quan trọng của phái Cách-lỗ tại Tây Tạng.
Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù (xem Tứ đại danh sơn). Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là: "Nam mô đại trí văn thù sư lợi bồ tát".
Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (zh. 妙音), "Người với tiếng nói êm dịu", Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể (sa. iṣṭadevatā, sādhita, bo. yidam) phẫn nộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca – "Người chiến thắng tử thần" (sa. yamāntaka), có dạng vị thần mang đầu bò. Dạng này là Thần thể quan trọng của phái Cách-lỗ tại Tây Tạng.
Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù (xem Tứ đại danh sơn). Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là: "Nam mô đại trí văn thù sư lợi bồ tát".
Ngày 15 Tháng 4 âm lịch – Vía Phật Thích Ca giáng sanh (Celebration of Shakyamuni Buddha’s Birthday)
Phật Thích Ca giáng sanh
Ngày 19 Tháng 6 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (thành đạo) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Enlightenment)
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Ngày 13 Tháng 7 âm lịch – Vía Đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Celebration of Great Strength Bodhisattva)
Đức Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí là một vị bồ tát của ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo đại thừa.
Bồ tát Đại thế chí còn gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát... Đại thế chí Bồ tát vì Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Đắc đại thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Đại tinh tấn Bồ tát vì Bồ tát có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền não và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Vô biên quang Bồ tát vì nơi thân Bồ tát có màu vàng tử kim chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào có duyên thấy liền được thấy ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương thế giới.
Theo kinh Quán vô lượng thọ, Bồ tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một hình báu, khác hình tượng Quan thế âm Bồ tát.
Theo phẩm A lợi đa la đà la ni a lỗ lực, hai Bồ tát đều toàn thân màu vàng, phóng hào quang trắng, tay phải cầm phất trần trắng, tay trái cầm hoa sen, thân hình Bồ tát Đại thế chí nhỏ hơn Quán Thế Âm.
Còn trong Hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới của Mật tông, ngài là vị thứ hai ở phương trên trong viện Quan âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa đặt trước ngực. Mật hiệu là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở.
Theo kinh Quán vô lượng thọ, vô lượng hằng sa kiếp về trước thời Phật Bảo tạng, ngài là thái tử Ni Ma và Bồ tát Quán thế âm là thái tử Bất Huyền con của vua Vô Tránh Niệm. Bấy giờ vua Vô tránh niệm cùng với hai vị thái tử đến đạo tràng cúng dường Phật Bảo tạng. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, vua cùng hai vị thái tử phát Bồ đề tâm... được Phật thọ ký tương lai sẽ thành Phật.
Vua Vô tránh niệm tương lai sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà Như lai ở thế giới Tây phương Cực Lạc, thái tử Bất huyền sẽ thành Phật hiệu là Biến xuất nhất thiết quang minh công đức sơn vương Như lai, còn thái tử Ni ma sẽ thành Phật hiệu là Thiện trụ công đức bảo vương Như lai.
Bồ tát Đại thế chí còn gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát... Đại thế chí Bồ tát vì Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Đắc đại thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Đại tinh tấn Bồ tát vì Bồ tát có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền não và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Vô biên quang Bồ tát vì nơi thân Bồ tát có màu vàng tử kim chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào có duyên thấy liền được thấy ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương thế giới.
Theo kinh Quán vô lượng thọ, Bồ tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một hình báu, khác hình tượng Quan thế âm Bồ tát.
Theo phẩm A lợi đa la đà la ni a lỗ lực, hai Bồ tát đều toàn thân màu vàng, phóng hào quang trắng, tay phải cầm phất trần trắng, tay trái cầm hoa sen, thân hình Bồ tát Đại thế chí nhỏ hơn Quán Thế Âm.
Còn trong Hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới của Mật tông, ngài là vị thứ hai ở phương trên trong viện Quan âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa đặt trước ngực. Mật hiệu là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở.
Theo kinh Quán vô lượng thọ, vô lượng hằng sa kiếp về trước thời Phật Bảo tạng, ngài là thái tử Ni Ma và Bồ tát Quán thế âm là thái tử Bất Huyền con của vua Vô Tránh Niệm. Bấy giờ vua Vô tránh niệm cùng với hai vị thái tử đến đạo tràng cúng dường Phật Bảo tạng. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, vua cùng hai vị thái tử phát Bồ đề tâm... được Phật thọ ký tương lai sẽ thành Phật.
Vua Vô tránh niệm tương lai sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà Như lai ở thế giới Tây phương Cực Lạc, thái tử Bất huyền sẽ thành Phật hiệu là Biến xuất nhất thiết quang minh công đức sơn vương Như lai, còn thái tử Ni ma sẽ thành Phật hiệu là Thiện trụ công đức bảo vương Như lai.
Ngày 15 Tháng 7 âm lịch – Lễ Vu Lan Bồn (Celebration of Ullambana)
Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.Từ nguyên:
Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên các đại sư Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), "treo ngược lên" cho từ Vu-lan, hoặc dùng từ Giải đảo huyền(解倒懸) là dịch ý theo mục đích của Kinh Vu-lan-bồn. Thật ra, từ Giải đảo huyền được các đại sư Trung Quốc lấy ý từ câu: Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã trong Mạnh Tử, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng. Chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa ngục.
Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên các đại sư Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), "treo ngược lên" cho từ Vu-lan, hoặc dùng từ Giải đảo huyền(解倒懸) là dịch ý theo mục đích của Kinh Vu-lan-bồn. Thật ra, từ Giải đảo huyền được các đại sư Trung Quốc lấy ý từ câu: Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã trong Mạnh Tử, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng. Chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa ngục.
Ngày 30 Tháng 7 âm lịch – Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát (Celebration of Earth Store Bodhisattva)
Đức Địa Tạng Bồ Tát
Địa Tạng Bồ Tát (zh. dìcáng 地藏, sa. kṣitigarbha). Một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt, sa. ūrṇā) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu (sa. cintāmaṇi) và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo (sáu đường tái sinh).
Tại Trung Quốc và các nước Đông nam Á, Địa Tạng được xem là một trong bốn vị Đại Bồ Tát (ba vị khác là Quán Thế Âm, Văn-thù-sư-lợi và Phổ Hiền) chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục. Trú xứ của Bồ Tát là Cửu Hoa sơn (xem Tứ đại danh sơn) và tương truyền rằng, Địa Tạng đã thật sự hiện thân tại đây vào đời Đường dưới dạng một hoàng tử xứ Triều Tiên. Sau khi chết, nhục thân của vị hoàng tử này không tan rữa và người ta đã xây dựng một ngôi tháp để thờ vị này, một bảo tháp mà ngày nay vẫn còn.
Trước đây vô lượng kiếp, Địa Tạng là một Bà-la-môn và đã thệ nguyện trước một vị Phật thời đó là sẽ quyết tâm tu luyện đạt Phật quả, nhưng sẽ khước từ Phật quả này khi chưa cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi Luân hồi. Trong một tiền kiếp, Bồ Tát là một cô bé có một bà mẹ thường hay sát sinh để kiếm sống. Sau khi mẹ qua đời, cô bé này ngồi thiền mãi cho đến khi nghe một giọng nói, khuyên cô nên niệm danh đức Phật. Sau đó, cô nhập định, xuống ngay đến cửa địa ngục. Nơi đây, cô được cho biết rằng, chính vì công phu thiền định và niệm Phật mà cô đã cứu mẹ thoát khỏi địa ngục.
Nhờ thần thông, Địa Tạng Bồ Tát có thể biến hóa thành nhiều dạng để cứu chúng sinh trong lục độ. Trong một buổi lễ long trọng, thường là ngày thứ 100 sau khi chết, các thân nhân thường thắp hương làm lễ cầu xin Bồ Tát hướng dẫn người chết đến cõi Cực lạc của Phật A-di-đà (sa. amitābha). Sau đó, một trong những thân nhân sẽ niệm một câu thần chú để gọi người chết trở về nghe chính pháp. Lễ này được chấm dứt với sự niệm danh Phật A-di-đà và Bồ Tát Địa Tạng một lần nữa. Địa Tạng cũng là một danh hiệu khác của Thiền sư La-hán Quế Sâm vì trước khi dời về viện La-hán, Sư trụ trì thiền viện Địa Tạng.
Tại Trung Quốc và các nước Đông nam Á, Địa Tạng được xem là một trong bốn vị Đại Bồ Tát (ba vị khác là Quán Thế Âm, Văn-thù-sư-lợi và Phổ Hiền) chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục. Trú xứ của Bồ Tát là Cửu Hoa sơn (xem Tứ đại danh sơn) và tương truyền rằng, Địa Tạng đã thật sự hiện thân tại đây vào đời Đường dưới dạng một hoàng tử xứ Triều Tiên. Sau khi chết, nhục thân của vị hoàng tử này không tan rữa và người ta đã xây dựng một ngôi tháp để thờ vị này, một bảo tháp mà ngày nay vẫn còn.
Trước đây vô lượng kiếp, Địa Tạng là một Bà-la-môn và đã thệ nguyện trước một vị Phật thời đó là sẽ quyết tâm tu luyện đạt Phật quả, nhưng sẽ khước từ Phật quả này khi chưa cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi Luân hồi. Trong một tiền kiếp, Bồ Tát là một cô bé có một bà mẹ thường hay sát sinh để kiếm sống. Sau khi mẹ qua đời, cô bé này ngồi thiền mãi cho đến khi nghe một giọng nói, khuyên cô nên niệm danh đức Phật. Sau đó, cô nhập định, xuống ngay đến cửa địa ngục. Nơi đây, cô được cho biết rằng, chính vì công phu thiền định và niệm Phật mà cô đã cứu mẹ thoát khỏi địa ngục.
Nhờ thần thông, Địa Tạng Bồ Tát có thể biến hóa thành nhiều dạng để cứu chúng sinh trong lục độ. Trong một buổi lễ long trọng, thường là ngày thứ 100 sau khi chết, các thân nhân thường thắp hương làm lễ cầu xin Bồ Tát hướng dẫn người chết đến cõi Cực lạc của Phật A-di-đà (sa. amitābha). Sau đó, một trong những thân nhân sẽ niệm một câu thần chú để gọi người chết trở về nghe chính pháp. Lễ này được chấm dứt với sự niệm danh Phật A-di-đà và Bồ Tát Địa Tạng một lần nữa. Địa Tạng cũng là một danh hiệu khác của Thiền sư La-hán Quế Sâm vì trước khi dời về viện La-hán, Sư trụ trì thiền viện Địa Tạng.
Ngày 19 Tháng 9 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (xuất gia) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Leaving Home)
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Ngày 30 Tháng 9 âm lịch – Vía Phật Dược Sư (Celebration of Medicine Master Buddha)
Đức Phật Dược Sư
Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiṣajyaguru; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là "vị Phật thầy thuốc"), còn gọi là Dược Sư Lưu Li Quang Phật, (bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha; 藥師琉璃光佛), là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh độ). Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện.
Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp và Thiên vương.
Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.
Các lời nguyện của Phật Dược Sư:
Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp và Thiên vương.
Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.
Các lời nguyện của Phật Dược Sư:
- Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.
- Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
- Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.
- Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
- Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
- Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.
- Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
- Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.
- Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về chính đạo.
- Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.
- Đem thức ăn cho người đói khát.
- Đem áo quần cho người rét mướt.
Ngày 17 Tháng 11 âm lịch – Vía Phật A Di Đà (Celebration of Amitabha Buddha’s Birthday)
Đức Phật A Di Đà
A-di-đà hay A Di Đà (zh. 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là "vô lượng quang" - "ánh sáng vô lượng"; amitāyus có nghĩa là "vô lượng thọ" - "thọ mệnh vô lượng".
Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A-di-đà trụ trì cõi Cực lạc (sa. sukhāvatī) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí huệ.
Trong lịch sử đạo Phật, việc tôn xưng A-di-đà là một mốc phát triển quan trọng. Phép niệm A-di-đà là một cách tu dưỡng mới của Phật tử, không phải trải qua vô số kiếp. Đây là cách tu dưỡng dựa vào Tha lực, dựa vào đại nguyện của một vị Phật-một phép tu "nhanh chóng, dễ dàng" hơn chứ không phải dựa vào tự lực của chính mình. Đó là phép tu nhất tâm niệm danh hiệu "Nam-mô A-di-đà Phật" lúc lâm chung để được sinh vào cõi Cực lạc.
Trong lịch sử Phật giáo thì Phật A-di-đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào hàng a tăng kỳ kiếp trước có một vì vua sau khi nghe đức Phật thuyết pháp thì lập tức giác ngộ và từ bỏ ngai vàng mà đi theo đức Phật để quy y pháp danh là Pháp Tạng và đã thành Phật hiệu là A Di Đà(16 triệu 800 ngàn năm là một tiểu kiếp, 1000 tiểu kiếp bằng 1 trung kiếp, 1000 trung kiếp bằng một đại kiếp, 1000 đại kiếp bằng 1 a tăng kỳ kiếp). Thân hình của vị Phật này thường được vẽ bằng màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của A-di-đà bắt ấn thiền định, tay kia giữ một cái bát, dấu hiệu của một giáo chủ, cũng có ảnh một tay đức phật cầm tòa sen, một tay xòe ra đưa xuống đất có ý nghĩa để dẫn dất chúng sinh lên tòa sen về cõi tinh độ. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh và hai con công là biểu hiện của sự thoát hiểm, thoát khổ. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, người ta tin rằng con công có thể ăn tất cả những chất độc mà không bị ảnh hưởng gì.
Tượng A Di Đà thường có những nét đặc trưng: đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngồi hoặc đứng trên tòa sen
Phật A-di-đà cũng thường được trình bày với hình tượng mang vương miện kết bằng ngọc quí, có khi dưới dạng của Pháp Tạng tỉ khâu, đầu cạo trọc, một dạng tiền kiếp của phật A Di Đà. Thông thường, A-di-đà được vẽ ngồi trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền hay ấn giáo hóa. Cùng được thờ chung với A-di-đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara), đứng bên trái và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta), đứng bên phải. Có khi người ta trình bày Phật A-di-đà đứng chung với Phật Dược Sư (sa. bhaiṣajyaguru-buddha).
Tương truyền rằng một trong số những kiếp luân hồi của A-di-đà từng là một nhà vua. Sau khi phát tâm mộ đạo, vị vua này từ bỏ ngôi báu và trở thành một tỳ kheo với tên là Pháp Tạng (sa. dharmākara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và nguyện giúp chúng sinh tái sinh vào cõi Cực lạc của mình và cũng sẽ thành Phật. Phật A-di-đà lập 48 đại nguyện nhằm giúp chúng sinh giải thoát.
Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A-di-đà trụ trì cõi Cực lạc (sa. sukhāvatī) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí huệ.
Trong lịch sử đạo Phật, việc tôn xưng A-di-đà là một mốc phát triển quan trọng. Phép niệm A-di-đà là một cách tu dưỡng mới của Phật tử, không phải trải qua vô số kiếp. Đây là cách tu dưỡng dựa vào Tha lực, dựa vào đại nguyện của một vị Phật-một phép tu "nhanh chóng, dễ dàng" hơn chứ không phải dựa vào tự lực của chính mình. Đó là phép tu nhất tâm niệm danh hiệu "Nam-mô A-di-đà Phật" lúc lâm chung để được sinh vào cõi Cực lạc.
Trong lịch sử Phật giáo thì Phật A-di-đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào hàng a tăng kỳ kiếp trước có một vì vua sau khi nghe đức Phật thuyết pháp thì lập tức giác ngộ và từ bỏ ngai vàng mà đi theo đức Phật để quy y pháp danh là Pháp Tạng và đã thành Phật hiệu là A Di Đà(16 triệu 800 ngàn năm là một tiểu kiếp, 1000 tiểu kiếp bằng 1 trung kiếp, 1000 trung kiếp bằng một đại kiếp, 1000 đại kiếp bằng 1 a tăng kỳ kiếp). Thân hình của vị Phật này thường được vẽ bằng màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của A-di-đà bắt ấn thiền định, tay kia giữ một cái bát, dấu hiệu của một giáo chủ, cũng có ảnh một tay đức phật cầm tòa sen, một tay xòe ra đưa xuống đất có ý nghĩa để dẫn dất chúng sinh lên tòa sen về cõi tinh độ. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh và hai con công là biểu hiện của sự thoát hiểm, thoát khổ. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, người ta tin rằng con công có thể ăn tất cả những chất độc mà không bị ảnh hưởng gì.
Tượng A Di Đà thường có những nét đặc trưng: đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngồi hoặc đứng trên tòa sen
Phật A-di-đà cũng thường được trình bày với hình tượng mang vương miện kết bằng ngọc quí, có khi dưới dạng của Pháp Tạng tỉ khâu, đầu cạo trọc, một dạng tiền kiếp của phật A Di Đà. Thông thường, A-di-đà được vẽ ngồi trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền hay ấn giáo hóa. Cùng được thờ chung với A-di-đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara), đứng bên trái và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta), đứng bên phải. Có khi người ta trình bày Phật A-di-đà đứng chung với Phật Dược Sư (sa. bhaiṣajyaguru-buddha).
Tương truyền rằng một trong số những kiếp luân hồi của A-di-đà từng là một nhà vua. Sau khi phát tâm mộ đạo, vị vua này từ bỏ ngôi báu và trở thành một tỳ kheo với tên là Pháp Tạng (sa. dharmākara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và nguyện giúp chúng sinh tái sinh vào cõi Cực lạc của mình và cũng sẽ thành Phật. Phật A-di-đà lập 48 đại nguyện nhằm giúp chúng sinh giải thoát.
Ngày 8 Tháng 12 âm lịch – Vía Phật Thích Ca thành đạo (Celebration of Shakyamuni Buddha’s Enlightenment)
Đức Phật Thích Ca
Thích-ca Mâu-ni (zh. 釋迦牟尼, sa. śākyamuni, pi. sakkamuni, dịch nghĩa là "Trí giả trầm lặng (muni) của dòng Thích-ca”. Đây là danh hiệu của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (sa. siddhārtha gautama, zh. 悉達多 瞿曇), người sáng lập Phật giáo. Thái tử Tất-đạt-đa mang tên này sau khi từ bỏ các vị thầy và tự mình tìm đường giải thoát. Danh hiệu "Thích-ca Mâu-ni” thường được dùng để chỉ vị Phật lịch sử đã từng sống trên Trái Đất này, nhằm phân biệt với các vị Phật khác.
Dòng Thích-ca vốn là vương tộc, cai trị một trong 16 vương quốc của Ấn Độ thời bấy giờ, ngày nay thuộc miền Nam Nepal. Kinh đô thời đó là Ca-tì-la-vệ (sa. kapilavastu), là nơi Phật sinh ra và trưởng thành. Vua cha là Tịnh Phạn (sa. śuddhodana, pi. suddhodana), trị vì tiểu vương quốc Thích-ca.
Thời bấy giờ, tiểu vương quốc dòng Thích-ca có một hội đồng trưởng lão tham gia quốc sự, nhưng vương quốc này bị phụ thuộc vào nước Kiêu-tát-la (sa. kośala). Ngay trong thời Phật còn tại thế, tiểu vương quốc Thích-ca bị một quốc vương của Kiêu-tát-la đem quân xâm chiếm và tiêu diệt gần hết. Sau khi Phật thành đạo và trở lại Ca-tì-la-vệ giảng dạy, nhiều vị trong dòng dõi Thích-ca xin gia nhập Tăng-già. Tại đó, người thợ cạo Ưu-ba-li (sa., pi. upāli) xin gia nhập, trở thành tăng sĩ trước và vì vậy được xem cao quý hơn các vị lĩnh đạo trong hoàng gia gia nhập sau.
Dòng Thích-ca vốn là vương tộc, cai trị một trong 16 vương quốc của Ấn Độ thời bấy giờ, ngày nay thuộc miền Nam Nepal. Kinh đô thời đó là Ca-tì-la-vệ (sa. kapilavastu), là nơi Phật sinh ra và trưởng thành. Vua cha là Tịnh Phạn (sa. śuddhodana, pi. suddhodana), trị vì tiểu vương quốc Thích-ca.
Thời bấy giờ, tiểu vương quốc dòng Thích-ca có một hội đồng trưởng lão tham gia quốc sự, nhưng vương quốc này bị phụ thuộc vào nước Kiêu-tát-la (sa. kośala). Ngay trong thời Phật còn tại thế, tiểu vương quốc Thích-ca bị một quốc vương của Kiêu-tát-la đem quân xâm chiếm và tiêu diệt gần hết. Sau khi Phật thành đạo và trở lại Ca-tì-la-vệ giảng dạy, nhiều vị trong dòng dõi Thích-ca xin gia nhập Tăng-già. Tại đó, người thợ cạo Ưu-ba-li (sa., pi. upāli) xin gia nhập, trở thành tăng sĩ trước và vì vậy được xem cao quý hơn các vị lĩnh đạo trong hoàng gia gia nhập sau.